Nghiên cứu mới cho thấy ăn cá khi mang thai có thể giúp tránh sinh con quá sớm. Tổng hợp những nghiên cứu đã chứng minh rằng, tăng lượng tiêu thụ axit béo trong cá (axit béo omega-3 chuỗi dài) sẽ làm giảm nguy cơ sinh non.
Nghiên cứu về việc ăn cá khi mang thai và nguy cơ sinh non
Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 15 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới bị sinh non mỗi năm. Tại Hoa Kỳ, cứ 10 trẻ thì có một trẻ sinh non, dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Còn ở Việt Nam, số trẻ sinh non trong những năm gần đây có dấu hiệu gia tăng, chạm tỷ lệ 7% – tương ứng mỗi năm cả nước có hơn 100.000 trẻ sinh non do nhiều lý do.
Mặc dù nguyên nhân chính xác của sinh non vẫn chưa được biết rõ. Nhưng cần ở một số khu vực tiêu thụ nhiều cá, thời gian mang thai dường như kéo dài hơn. Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm hiểu bà bầu có nên ăn cá khi mang thai để giảm sinh non.
Cụ thể, một nghiên cứu đã theo dõi hơn 100.000 ca mang thai, phân loại những phụ nữ mang thai đơn lần đầu, loại trừ những người có tình trạng sức khỏe kém hoặc đã từng mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Tất cả đều được lấy mẫu máu để đo lượng axit béo chuỗi dài (EPA và DHA) trong tam cá nguyệt đầu tiên và 3 tháng cuối của thai kỳ.
EPA và DHA chủ yếu được tìm thấy trong cá và các loại hải sản khác, đặc biệt là cá vùng biển lạnh – như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và cá mòi. Các axit béo này cũng được tìm thấy trong các loại hạt, dầu thực vật và thực phẩm bổ sung, chẳng hạn như nước cam và một số sản phẩm sữa tăng cường.
Dựa trên lượng axit béo này, những thai phụ được xếp vào 5 nhóm, từ mức tiêu thụ thấp nhất đến mức cao nhất. Kết thúc nghiên cứu, có 376 phụ nữ sinh trước 34 tuần tuổi thai và 348 phụ nữ không sinh sớm. Nhóm có mức tiêu thụ thấp nhất có nguy cơ sinh sớm cao gấp 10 lần so với những phụ nữ tiêu thụ axit béo omega-3 cao hơn. Kết quả cũng cho thấy những phụ nữ ở nhóm tiêu thụ thấp thứ hai có nguy cơ sinh non cao hơn 2,7 lần so với những nhóm trên.
Nhưng vì các nhà nghiên cứu chỉ đo nồng độ axit béo trong máu, nên không rõ những thai phụ này đã tiêu thụ chính xác bao nhiêu cá hoặc dầu cá. Lý do những axit béo này có thể ngăn ngừa sinh non vẫn chưa được biết đến. Nghiên cứu trên chỉ được thiết kế để tìm ra mối liên hệ, chứ không phải nguyên nhân và kết quả. Nhưng một giả thuyết cho rằng những axit béo này có thể làm giảm viêm nhiễm, từ đó giảm nguy cơ sinh non.
Ăn cá khi mang thai có an toàn?
Nhìn chung, axit béo omega-3 chuỗi dài thực sự là những khối xây dựng quan trọng cho một số tế bào nhất định:
- Việc thiếu các axit béo này có thể gây ra căng thẳng tế bào trên nhau thai hoặc trên người mẹ
- DHA có tác dụng thúc đẩy sự phát triển não bộ, tăng cường trí nhớ cho trẻ, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Hơn thế nữa, cá cũng rất giàu protein – dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sự phát triển của bé, giúp tạo các tế bào tóc, xương, da và cơ bắp của thai nhi
- Việc ăn cá khi mang thai còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm trong và sau khi sinh, giảm huyết áp, giảm mỡ trong máu và tốt cho hệ tim mạch của người mẹ.
Theo khuyến cáo, phụ nữ nên tiêu thụ axit béo omega-3 chuỗi dài trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cũng như duy trì suốt thai kỳ. Lý tưởng nhất là phụ nữ có thể bắt đầu ăn nhiều cá hơn hoặc bổ sung dầu cá trước khi mang thai.
Lo ngại xung quanh vấn đề ăn cá khi mang thai xuất phát từ thông tin một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Tin tốt là hầu hết các loại cá chứa nhiều axit béo omega-3 đều là lựa chọn tốt nhất cho phụ nữ mang thai. FDA khuyến cáo phụ nữ mang thai nên ăn 2 – 3 khẩu phần cá giàu axit béo. Để bảo vệ sức khỏe, nên chọn những loại cá nhiều DHA, protein, khoáng chất và ít thủy ngân như:
- Cá hồi: Giàu vitamin B12, B6, vitamin D, niacin, selen, iốt, phốt-pho, sắt và DHA, rất tốt cho sức khỏe. Nên ăn khoảng 360g cá hồi mỗi tuần.
- Cá lóc/cá quả: Trong thịt cá lóc có protid, lipid, canxi, phốt-pho, sắt và một số dưỡng chất khác tốt cho thai phụ và mẹ sau sinh.
- Cá chép: Là một trong số những loại cá tốt nhất cho bà bầu, nhất là người bị động thai. Thịt cá chép chứa nhiều dưỡng chất như omega-3, axit folic, canxi, axit glutamic, glycine và arginine…
- Cá diêu hồng: Là loài cá thơm ngon, thích hợp dùng trong các món ăn hàng ngày và có lợi cho thai phụ. Thịt cá diêu hồng có nhiều protein, các loại vitamin A, B, D và khoáng chất (phốt-pho và iốt), lại ít béo nên giúp dễ tiêu hóa.
Ngoài ra, chế biến cá đúng cách cũng giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Sau đây là một vài mẹo để lựa chọn và chế biến cá cho thai phụ:
- Nhìn chung tất cả các loại hải sản nên được nấu chín kỹ để loại bỏ hết chất độc
- Các loại hải sản có vỏ (nghêu, hàu và hến) cần được nấu chín cho đến khi vỏ mở ra. Nếu vỏ không mở thì đừng ăn
- Chọn mua thực phẩm tươi mới. Sơ chế sạch rồi bảo quản tủ lạnh / tủ đông nếu chưa ăn ngay
- Tránh ăn cá sống vì có nguy cơ nhiễm khuẩn cao
- Ăn cá khi mang thai theo đúng số lượng khuyến nghị (226 – 340gr / tuần), tránh ăn quá nhiều và hỏi ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
Xem thêm:
Cây tầm bóp công dụng gây bất ngờ
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365