Các dấu hiệu của thuyên tắc mạch phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào số lượng cục máu đông, kích thước cục máu đông lớn hay nhỏ, vị trí của cục máu đông ở phổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh, bệnh nhân có mắc các bệnh lý nền trước khi bị thuyên tắc mạch phổi không.
Bệnh thuyên tắc mạch phổi là gì?
– Thuyên tắc mạch phổi hay còn gọi là thuyên tắc phổi. Đây là một trong nhóm các bệnh thuyên tắc do cục máu đông gây nên. Tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở phổi xảy ra đột ngột khi các cục máu đông di chuyển từ bộ phận khác trong cơ thể đến phổi.
– Thuyên tắc phổi thường xảy ra cùng với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu nên y khoa thường gọi chung hai bệnh này là bệnh huyết khối tĩnh mạch.
Các dấu hiệu của thuyên tắc mạch phổi
– Bệnh nhân chỉ phát hiện khi có những biến chứng của thuyên tắc mạch phổi hoặc vô tình phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ.
– Ở các trường hợp thuyên tắc mạch phổi có triệu chứng, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu sau:
- Khó thở: có thể khó thở nhẹ hoặc nặng, thậm chí là rất nặng dẫn đến suy hô hấp
- Đau ngực, cảm giác đau nhói khi hít vào. Bệnh nhân không thể hít thở sâu, hít càng sâu càng đau
- Ho ra máu
- Sốt nhẹ
- Tim đập nhanh.
– Trường hợp thuyên tắc mạch phổi nặng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:
- Suy hô hấp
- Đau nhói giữa ngực xuyên qua xương ức
- Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực, thường xuyên bị choáng. Nguyên nhân là do huyết khối lớn cản trở hoạt động bơm máu và tuần hoàn của tim dẫn đến giảm huyết áp
- Ở những trường hợp rất nặng, bệnh nhân có thể bị ngừng tim dẫn đến tử vong (hiếm gặp).
– Trường hợp có huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:
- Đột ngột đau bắp chân
- Đau cơ bắp chân
- Sưng bàn chân hoặc sưng một chân
- Phần da bắp chân đỏ, nóng ran, có vết bầm trên da.
– Bệnh thuyên tắc mạch phổi nếu được điều trị sớm có thể khỏi dứt điểm. Nhưng nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
Thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến thuyên tắc mạch phổi
– Người bị thuyên tắc mạch phổi ngoài điều trị y khoa thì nên kết hợp với việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt. Kể cả khi đã điều trị thuyên tắc mạch phổi thành công, người bệnh cũng nên áp dụng các thói quen này để ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Bao gồm:
- Tái khám đúng lịch hẹn để các bác sĩ kiểm soát tình trạng bệnh, kịp thời phát hiện các diễn biến bất thường
- Uống thuốc đúng liều, đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dừng thuốc, không tự ý mua thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ
- Hạn chế nằm quá lâu
- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên vận động
- Không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích
- Kiểm soát cân nặng, cần giảm cân nếu béo phì
- Cố giữ ngón chân cao hơn hông khi nằm hoặc ngồi
- Không mặc quần áo quá khó khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở.
Tham khảo thêm:
Lý do khiến viêm họng hạt dễ tái phát