MỤC LỤC :
DIỄN BIẾN BỆNH LOÃNG XƯƠNG?
- Bệnh loãng xương diễn biến âm thầm, không có triệu chứng gì đặc biệt, cho nên rất khó phát hiện. Thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng gãy xương. Đặc biệt, không nhiều người biết trong khẩu phần mỗi bữa ăn hàng ngày của người Việt rất thiếu canxi – một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh loãng xương.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG
- Bệnh loãng xương nguyên phát: là loại loãng xương do quá trình lão hóa xương theo thời gian gây ra. Thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh.
- Bệnh loãng xương thứ phát: là loại loãng xương do yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình mất xương. Loại bệnh này sẽ xảy ra nhanh hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng hơn và có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi.
- Bệnh loãng xương không có bất kỳ triệu chứng nhận biết. Thông thường chúng ta chỉ phát hiện khi va chạm mạnh, bị gãy xương mới nhập viện kiểm tra. Khi ấy mới phát hiện rằng thì ra bản thân đã bị loãng xương từ lâu và đã bỏ qua thời điểm vàng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương.
TẠI SAO DỰ PHÒNG LOÃNG XƯƠNG ĐƯỢC COI LÀ NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
- Thứ nhất: Quá trình mất xương xảy ra âm thầm, rất ít có biểu hiện lâm sàng nó được ví như tên ăn cắp vặt giấu mặt mỗi ngày chúng lấy đi của cơ thể một chút lấy dần các khoáng chất quí báu của xương đến khi có dấu hiệu lâm sàng là lúc đã bị loãng xương.
- Từ sau tuổi 30 quá trình mất xương sinh lý bắt đầu xảy ra mật độ xương giảm khoảng 0,1% – 0,5% mỗi năm. Sau 40 tuổi ở phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Ở giai đoạn này phụ nữ có thể mất xương từ 1 -3% mỗi năm và kéo dài 5 – 10 năm sau khi ngừng hoạt động kinh nguyệt
- Thứ hai: Khi đã bị loãng xương thì việc điều trị sẽ rất khó khăn mất rất nhiều thời gian rất tốn kém và gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Thời gian điều trị thường kéo dài, có thể tới 4 -5 năm, nhưng kết quả vẫn không như mong muốn.
DỰ PHÒNG LOÃNG XƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?
Dự phòng loãng xương phải thực hiện đồng bộ kết hợp cùng lúc nhiều giải pháp:
CHĂM SÓC XƯƠNG NGAY DAI ĐOẠN HÌNH THÀNH
- Việc đầu tiên và quan trọng nhất là đầu tư cho xương ngay từ trong bụng mẹ và trong suốt quá trình phát triển. Trong thời kỳ mang thai người mẹ cần bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất quan trọng nhất là Calci, vtm D và sắt để bào thai hấp thu và phát triển được tốt nhất.
- Những thực phẩm tốt cho xương của trẻ phụ nữ mang thai cần lưu ý như: các loại cá biển, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại sụn, sườn và thịt, ngũ cốc, rau xanh, các loại quả chín, các loại đậu, đỗ, trứng…
KHI TRƯỞNG THÀNH CẦN CHÚ Ý TĂNG TẠO XƯƠNG VÀ GIẢM HỦY XƯƠNG!
- Trong suốt cuộc đời cần duy trì cho xương một chế độ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cấu thành và giữ để xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Việc này giúp tăng quá trình tạo xương. Các dưỡng chất cần thiết nhất là Calci, vitamin D, MK7 cùng đa dạng các dưỡng chất thiết yếu khác như kẽm, magie, đồng, boron, silic, mangan, DHA,…
- Cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý: Nguyên nhân chính gây ra tình trạng loãng xương là do sự thiếu hụt Calci. Vì vậy một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý với các loại thực phẩm giàu Calci chính là biện pháp dự phòng loãng xương hiệu quả nhất. Các loại thực phẩm giàu Calci như Sữa và các chế phẩm từ Sữa, tôm, cua, các loại đậu, trứng…
BÊN CẠNH VIỆC BỔ SUNG CÁC DƯỠNG CHẤT GIÀO CALCI NÊN HẠN CHẾ CÁC LOẠI THỰC PHẨM CẢN TRỞ VIỆC HẤP THỤ CALCI
- Cafein có thể làm tăng bài tiết Calci và làm giảm tỉ lệ hấp thu Calci
- Rượu Có thể làm giảm tỉ lệ hấp thu Calci ở ruột. Nó cũng có thể ức chế enzym trong gan giúp chuyển đổi vitamin D từ đó dẫn đến giảm hấp thu Calci.
- Muối ăn: Muối ăn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể nhất là khi tiêu thụ với số lượng lớn. Viện Y khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên giữ mức hấp thụ muối khoảng 1500 mg mỗi ngày. Natri trong muối ăn cùng với các khoáng chất khác bao gồm kali, calci và magie giúp kiểm soát sự cân đối về nước giữa các tế bào và dịch xung quanh các tế bào cũng như việc kích thích thần kinh hoạt động và sự co thắt cơ. Hấp thụ muối quá nhiều có thể gây ra sự bài tiết quá độ các chất khoáng khác qua đường tiết niệu bao gồm Calci từ đó làm tiêu hao Calci trong cơ thể. Muối ăn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể nhất là khi tiêu thụ với số lượng lớn
DUY TRÌ CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP ĐỀU ĐẶN, PHÙ HỢP
- Để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cần tăng cường hoạt động ngoài trời, tránh ngồi một chỗ quá lâu và duy trì thói quen đi bộ, tham gia các hoạt động như đi bộ, Yoga, khiêu vũ, Tennis..
CẦN PHÁT HIỆN SỚM VÀ ĐIỀU CHỈNH CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY MẤT XƯƠNG, LOÃNG XƯƠNG
- Bổ sung hàng ngày Calci và các khoáng chất cần thiết cho xương để bù đắp qua trình hủy xương. Đặc biệt là khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý liên quan đễn xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp. Đối với phụ nữ sau tuổi 30 ngoài việc bổ sung Calci hàng ngày còn phải bổ sung thêm các sản phẩm nội tiết để cân bằng nội tiết, phòng ngừa mất xương nhanh gây loãng xương.