Ngôi ngược thai nhi là vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, còn mông của bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Ngôi ngược có nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé là rất cao, có thể gây tử vong với thai nhi và tăng nguy cơ tai biến với mẹ.
MỤC LỤC :
Ngôi ngược thai nhi là gì?
Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi với khung chậu của mẹ, là phần đầu tiên đi ra khỏi bụng mẹ khi chuyển dạ. Trong suốt thai kỳ (khoảng dưới 28 tuần tuổi) thai nhi thường sẽ di chuyển thường xuyên, thay đổi vị trí ở trong bụng mẹ.
Càng đến những tuần cuối của thai kỳ, vị trí của thai nhi sẽ bình ổn hơn. Thường thì đến tuần 34-36 trở đi phần lớn ngôi thai sẽ ổn định, ít xoay hướng.
Ngôi ngược hay còn gọi là ngôi mông là phần mông hoặc chân của bé xuống phía dưới, vùng xương chậu của mẹ. Còn đầu của bé sẽ ở phía trên gần ngực của mẹ. Tỷ lệ ngôi mông khá thấp (chiếm từ 1 – 3%) trong các ca sinh nở. Tuy nhiên đây là những trường hợp sinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Phân loại ngôi ngược
Ngôi thai ngược được chia thành 2 loại:
Ngôi ngược hoàn toàn: Đầu gối của bé co lại, đùi gập vào người giống tư thế ngồi xổm. Phần mông của bé sẽ đi ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. Đây cũng là tư thế phổ biến nhất của ngôi thai ngược.
Ngôi ngược không hoàn toàn:
- Kiểu mông: Mông của bé hướng xuống dưới khung chậu của mẹ, 2 chân duỗi thẳng chân vắt ngược lên đầu.
- Kiểu chân: 2 chân duỗi thẳng.
- Kiểu đầu gối: thai quỳ gối trong tử cung.
Nguyên nhân ngôi thai ngược
Nguyên nhân từ mẹ:
- Tử cung của mẹ bầu nhỏ, khó bình chỉnh ở người con rạ sinh nhiều lần.
- Hình dáng tử cung bất thường bất thường như: tử cung bị dị dạng, tử cung đôi, tử cung 2 sừng, tử cung có nhân xơ, tử cung bị chèn ép bởi các khối u nang buồng trứng.
- Mẹ bầu có khung chậu hẹp.
Nguyên nhân từ thai nhi:
- Cực đầu to, não úng thủy.
- Đa thai, thai dị dạng.
- Thai suy dinh dưỡng.
- Do phần phụ của thai như rau tiền đạo, đa ối, thiếu ối, dây rau ngắn hoặc do dây rau quấn cổ.
Nguy cơ nào cho cả mẹ và bé khi có ngôi thai ngược?
- Ngôi ngược thai nhi dễ xảy ra vỡ nước ối trước và sau khi đau đẻ, cuống nhau thai sẽ theo nước ối đi ra ngoài. Dẫn đến tình trạng cạn ối, thai nhi thiếu oxi dễ gây ngạt và tử vong cho thai nhi. Vỡ nước ôi cũng là nguyên nhân làm mất cơn đau đẻ tự nhiên ở các mẹ bầu.
- Thai ngược nên việc thai nhi ra khỏi bụng mẹ trở nên khó khăn. Nếu như thông thường ở ngôi thuận đầu của bé sẽ đi ra trước, sau đó sẽ đến vai và chân đi ra sau. Các bộ phận gọn gàng hơn khi đi ra khỏi bụng mẹ. Còn với ngôi thai ngược, phần chân hoặc mông của bé sẽ ra ngoài trước, rồi đến vai và đầu. Khi mông hoặc chân của bé ra trước với trường hợp xử lý không khéo có thể rất khó để phần đầu của bé đi ra ngoài được, dẫn đến bé bị ngạt thở. Hoặc có trường hợp bé bị gãy tay chân do không thể ra khỏi cơ thể mẹ một cách thuận tiện.
- Ngôi thai ngược gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và em bé với các ca khó sinh có thể gây biến chứng cho thai phụ.
Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Các trường hợp ngôi thai ngược cần được khám xét thường xuyên và cẩn thận ở những tuần cuối của thai kỳ. Tiên lượng kỹ càng để có phương án xử trí chính xác an toàn cho cả mẹ và bé.
Thông thường sẽ có 2 cách sinh khi mang thai ngôi ngược là sinh thường (sinh đường âm đạo) và mổ lấy thai nhi. Sinh mổ được coi là phương án tốt nhất cho các trường hợp ngôi thai ngược.
Để lại sang chấn tâm lý nặng nề cho thai phụ. Do đó cần một địa chỉ khám thai uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, tham khảo các phương pháp giúp thai nhi tự quay đầu về ngôi thuận. Điều quan trọng nhất vẫn là có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn.
Tham khảo bài viết:
Các rủi ro mẹ có thể gặp khi đẻ thường