Bệnh lupus ban đỏ gây ra nhiều tổn thương, biến chứng trên cơ thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể diễn biến phức tạp và có khả năng gây tử vong.
MỤC LỤC :
Tổn thương da do lupus ban đỏ
Biểu hiện trên da thường thấy là bị hồng ban xuất hiện trên mặt, đặc biệt là ở trên mũi. Đây là đặc trưng dễ nhận thấy ở hầu hết những người bị bệnh lupus.
Vết ban trên mặt gồ lên như mề đay, nặng hơn nếu bị tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, hồng ban còn xuất hiện ở trên những ngón tay.
Một số trường hợp có biểu hiện tổn thương do bệnh lupus như rụng tóc thành từng vùng trên da đầu, hay trên da xuất hiện các bọng nước rồi biến mất.
Tổn thương lupus dạng đĩa: Bệnh có biểu hiện như bị sừng hóa, teo da ở các vùng da mặt và các vùng da hở. Các tổn thương này rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Bệnh chỉ có biểu hiện ở ngoài da mà không có thương tổn đến nội tạng cơ thể. Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học thì có khoảng từ 1-3% bệnh nhân ban đỏ dạng đĩa sẽ bị tiến triển thành lupus ban đỏ hệ thống.
Tổn thương hồng ban bán cấp: Các hồng ban thường xuất hiện ở các khớp, cổ và cánh tay, rất nhạy cảm với tia cực tím. Biểu hiện tổn thương này xuất hiện ở những bệnh nhân mang kháng thể kháng Ro/SSA.
Tổn thương hình lưới: Tổn thương này xuất hiện ở những người bệnh có hội chứng kháng phospholipide. Tổn thương xuất hiện dạng bông ở mu bàn tay chân và thường xuất hiện ở đầu gối.
Tổn thương thận
Tổn thương ở thận do bệnh lupus tiến triển khá lâu khó có thể nhận biết. Chỉ có phương pháp phân tích nước tiểu mới có thể chuẩn đoán được bệnh.
Dấu hiệu tiểu ra protein là dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân lupus ban đỏ. Do cầu thận bị thương tổn nên thận không còn khả năng lọc protein khỏi nước tiểu.
Dấu hiệu tiểu ra máu (xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu).
Dấu hiệu tăng huyết áp. Chỉ có 5% đến 10 % bệnh nhân bị lupus có thương tổn thận cần lọc thận hay thậm chí ghép thận.
Tổn thương mạch máu
Viêm các mạch máu nhỏ (động mạch và tĩnh mạch) là một đặc tính chủ yếu của bệnh lupus. Theo ngôn ngữ y khoa, người ta gọi là viêm mạch máu. Thường hiện tượng này xuất hiện ở đầu chi và ở khuỷu. Hiếm hơn là các mạch máu bên trong, đường kính lớn hơn cũng bị ảnh hưởng. Đôi khi mạch máu đáy mắt cũng bị, có màu đỏ hình bó đuốc. Cuối cùng một số bệnh nhân bị lupus có tình trạng tăng đông máu do sự có mặt của kháng thể kháng phospholipides.
Tổn thương tim và phổi
Tổn thương này xuất hiện trong đợt bùng phát cấp tính của bệnh lupus. Màng tim bị viêm gây tràn dịch màng ngoài tim khiến bệnh nhân thở khó do đau ngực và khi hít sâu thì cơn đau càng tăng.
Nếu trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng phổi do thuốc ức chế miễn dịch nên sức đề kháng của cơ thể kém. Nặng nhất ở tổn thương phổi là bị thuyên tắc phổi, có biểu hiện lâm sàng là: đau ngực, khó thở cấp tính, ho ra máu.
Tổn thương não
Não là cơ quan phúc tạp nên khó có thể chuẩn đoán và nắm bắt được. Và hầu hết những thương tổn gặp ở não do bệnh lupus là viêm mạch máu hoặc thuyên tắc tĩnh mạch (xuất hiện ở những bệnh nhân có kháng thể phospholipide) hoặc do nhiễm trùng (do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch).
Các biểu hiện thường thấy là đau đầu, động kinh, trầm cảm, rối loạn nhận thức và trí nhớ.
Tổn thương các cơ quan khác
Hạch và lách có thể bị phì đại, đặc biệt là trong giai đoạn cấp của bệnh. Rất thường bị chẩn đoán là “tăng đơn nhân nhiễm khuẩn” ở giai đoạn này trước khi phát hiện kháng thể kháng nhân. Điều lạ là gan hiếm khi bị ảnh hưởng trong bệnh lupus. Vì vậy vàng da trong bệnh lupus không thể coi như hậu quả của bệnh này. Tất cả những yếu tố trong máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) đều có thể bị ảnh hưởng và giảm.
Tổn thương khớp
Đau khớp là một đặc tính rất thường gặp của bệnh lupus ban đỏ. Nó không làm tổn thương sụn và bào mòn xương. Tuy nhiên, đau khớp ít gặp trong giai đoạn cấp, có thể rất nặng làm người bệnh không thể đi đứng được trong nhiều ngày. Các ngón tay bị gấp nhẹ. Người bệnh rất khó đối các ngón tay, khó gập các ngón vào lòng bàn tay. Ngón cái thường dạng quá mức. Hơn nữa, người bệnh có thể đau cơ nhiều. Cuối cùng, có thể đứt gân Achille, biến chứng này dễ xảy ra khi dùng corticoid kéo dài.
Xem thêm:
Bí kíp làm đẹp: Các cách chăm sóc để có bàn tay đẹp
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365