Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn hoạt động mạnh khiến nhiều người thường bị cảm và cúm. Mặc dù “cảm cúm” là cách nói thông dụng, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.
Về cơ bản, cảm và cúm đều là nhiễm siêu vi đường hô hấp.
Sự khác nhau giữa cảm và cúm
Về tác nhân, cảm (hay cảm lạnh) là tình trạng viêm đường hô hấp gây ra bởi siêu vi hô hấp, trong đó phần lớn là rhinovirus với hơn 100 loại, enterovirus, coronavirus (bao gồm cả SARS-CoV-2), RSV. Đôi khi triệu chứng cảm cũng do virus cúm gây ra.
Vì có rất nhiều virus gây triệu chứng cảm nên một người có thể bị nhiều đợt cảm trong đời. Trung bình một người lớn mắc khoảng 2-4 lần và trẻ em mắc 4-8 đợt cảm một năm.
Trong khi đó, cúm (cúm mùa) gây ra bởi virus influenza type A, B và đôi khi là type C. Virus cúm A gây bệnh ở người thuộc các phân nhóm chứa H1, H2, H3 và N1, N2. Ngoài ra, còn có các chủng cúm A gây bệnh ở động vật như lợn, gia cầm.
Virus cúm A khi có biến đổi gen tạo ra các chủng lây từ động vật qua người hoặc các chủng mới chưa có miễn dịch ở người, có thể gây ra các trận dịch. Thế giới từng ghi nhận nhiều đại dịch liên quan đến cúm A gây hậu quả nặng nề.
Virus cúm B thường gặp, chỉ gây bệnh ở người nhưng triệu chứng thường nhẹ thoáng qua, không gây thành dịch.
Về triệu chứng, cảm có triệu chứng nổi bật của đường hô hấp như chảy mũi, nghẹt mũi nhiều, đau họng, hắt xì. Triệu chứng toàn thân thường nhẹ như sốt nhẹ, đau nhức nhẹ.
Trong khi đó, cúm lại nổi bật hơn với triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau đầu, đau nhức mình, tức ngực, ho. Triệu chứng đường hô hấp trên thường ít hơn cảm.
Ở trẻ nhỏ, cúm có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như ói, tiêu chảy, biếng ăn. Trẻ cũng có thể gặp các biến chứng viêm phổi (sốt cao kéo dài, ho khò khè, tức ngực, khó thở), viêm tai giữa (đau tai, chảy dịch chảy mủ tai)…
Các triệu chứng của cảm và cúm đều thường tự giới hạn. Trẻ thường khỏe sau 1-2 tuần, ho có thể kéo dài 3-4 tuần.
Như vậy, cảm và cúm đều là nhóm triệu chứng viêm hô hấp trên do siêu vi. Cảm đặc trưng bởi các triệu chứng tại mũi và họng, thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Cúm thường gặp các triệu chứng toàn thân nặng hơn, lây lan mạnh có thể gây thành dịch và đại dịch, dễ gây các biến chứng hơn. Phụ huynh cần lưu ý để theo dõi sát trẻ khi mắc cúm.
Làm thế nào để điều trị hiệu quả cả cảm và cúm
Cảm và cúm đều là bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, nhưng chúng do các loại vi-rút khác nhau gây ra. Mặc dù cảm lạnh thông thường thường nhẹ và có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn, vi-rút cúm có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và có thể cần dùng thuốc kháng vi-rút. Trong một số trường hợp, cúm có thể gây viêm phổi và các bệnh nghiêm trọng khác.
Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào phát sinh.
Xem thêm:
Những loại trái cây người lớn tuổi nên hạn chế ăn
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365