Khi cơn viêm đau dạ dày kèm theo dấu hiệu như chán ăn, sốt dai dẳng, nôn mửa kéo dài hơn 24 giờ, bạn có thể mắc các tình trạng nặng như viêm túi mật, viêm tụy và viêm ruột thừa.
Trong hầu hết trường hợp, những bệnh này chỉ xảy ra trong vài ngày và đau dạ dày thường tự khỏi.
Tuy nhiên, cơn đau dạ dày nặng hơn và kéo dài nhiều ngày khiến bạn không thể hoạt động là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc các tình trạng khác nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.
MỤC LỤC :
Các tình trạng viêm đau dạ dày thường gặp
Tiến sĩ Merla chia sẻ cơn viêm đau dạ dày không phải lúc nào cũng chỉ xảy ra ở dạ dày. Thực chất, cơn đau có thể đến từ cơ quan gần dạ dày, gây đau khắp vùng bụng giữa xương sườn và xương chậu.
Các tình trạng nghiêm trọng có thể gây đau bụng bao gồm:
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bệnh này gây ra cơn đau quanh rốn và di chuyển xuống vùng dưới, bên phải của bụng. Triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm:
– Cơn đau liên tục trở nên nặng hơn theo thời gian.
– Đau nặng hơn khi bạn ho hoặc đi bộ.
– Sốt nhẹ.
– Ăn không ngon.
– Buồn nôn và ói mửa.
Viêm ruột thừa được xem là trường hợp cấp cứu y tế và được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu không được điều trị, viêm ruột thừa có thể khiến ruột thừa bị vỡ trong vòng 48-72 giờ.
Viêm túi mật
Viêm túi mật có thể gây ra cơn đau dữ dội, đột ngột ở phía trên bên phải của bụng và kèm theo các triệu chứng như:
– Cơn đau bắt đầu ở bụng bên phải nhưng có thể lan sang vai phải hoặc lưng.
– Đau bụng.
– Sốt hay ớn lạnh.
– Buồn nôn và ói mửa.
– Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi hít thở sâu và sau khi ăn.
Viêm túi mật được điều trị trong bệnh viện bằng cách uống thuốc giảm đau, truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh, dẫn lưu túi mật hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Viêm tụy
Viêm tụy là tình trạng viêm tuyến tụy, tuyến nằm phía sau dạ dày ở vùng bụng trên. Bệnh có thể gây ra cơn đau dữ dội, bắt đầu ở giữa bụng trên nhưng có thể lan ra lưng hoặc ngực. Bệnh có những triệu chứng thường gặp như:
– Buồn nôn và ói mửa.
– Sốt.
– Chất lỏng tích tụ trong bụng.
– Sưng và đau ở vùng bụng trên.
– Nhịp tim nhanh.
– Vết bầm tím hiện rõ trên bụng và hai bên bụng.
Viêm tụy thường được điều trị trong bệnh viện và có thể liên quan đến truyền dịch hay uống thuốc giảm đau.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Mặc dù IBS ít nghiêm trọng hơn nhiều so với các tình trạng còn lại, nó vẫn có thể gây khó chịu dai dẳng.
Hội chứng ruột kích thích là bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột già và có thể gây đau ở vùng bụng dưới. Nó bao gồm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hay táo bón.
Cách điều trị hội chứng này có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất của triệu chứng. Cách điều trị bao gồm dùng thuốc làm giãn cơ trong đường tiêu hóa hoặc thuốc giúp giảm táo bón và tiêu chảy.
Bệnh viêm loét dạ dày
Tình trạng này xảy ra do sự phát triển của vết loét hoặc vết hở ở bên trong dạ dày và phần đầu của ruột non. Bệnh gồm các triệu chứng đau dạ dày nhẹ, buồn nôn, ói mửa, đầy hơi, xì hơi, ợ nóng, sụt cân hay đau dạ dày nặng khi ăn.
Tiến sĩ Merla cho biết bệnh nhân thường được yêu cầu sử dụng thuốc ức chế axit như thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamin H2. Những loại thuốc này làm giảm axit, giúp vết loét lành lại.
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa xảy ra khi các túi thừa (túi nhỏ và phồng trên thành ruột) bị viêm. Tình trạng viêm này có thể dẫn đến tắc ruột, gây đau bụng và táo bón. Nó gây ra những triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa, chảy máy trực tràng, đau và nhạy cảm ở phía dưới bên trái bụng.
Điều trị viêm túi thừa tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng nhưng có thể bao gồm uống thuốc kháng sinh và duy trì chế độ ăn ít chất xơ. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải nhập viện và phẫu thuật.
Xem thêm:
5 thực phẩm giúp lọc sạch phổi, đẩy ung thư tránh xa
Top 9 thực phẩm đầu bảng về canxi
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365