Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
MỤC LỤC :
Sơ lược về bệnh đái tháo đường
Để biết người bị tiểu đường có uống được C sủi không, trước hết bạn nên tìm hiểu về căn bệnh này.
Năm 2019, toàn thế giới có hơn 460 triệu người trong độ tuổi từ 20 – 79 bị bệnh tiểu đường (thống kê của IDF – Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới). Điều này cảnh báo bất kể ai cũng cần phải cảnh giác và tự có cách bảo vệ bản thân trước căn bệnh này.
Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến cho lượng đường có trong máu so với bình thường ở mức cao. Hiện tượng này xảy ra do thiếu hụt cũng có thể là dư thừa hoặc tế bào cơ thể kháng hormone Insulin. Có 2 thể bệnh chính là:
Type 1 là tình trạng thiếu hụt Insulin do bất thường của tế bào beta, chiếm khoảng 5 – 10% và chủ yếu gặp ở nhóm đối tượng trẻ tuổi (dưới 20 tuổi).
Type 2 thường xảy với nhóm đối tượng cao tuổi và chiếm khoảng 90 – 95% số ca bệnh. Tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể vẫn tiết ra Insulin nhưng tế bào lại kháng với loại hormone này dẫn đến tình trạng không đáp ứng đủ nhu cầu.
Ngoài ra phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do những biến đổi nội tiết tố của cơ thể.
Đến nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh tiểu đường vẫn còn là ẩn số đối với các nhà khoa học. Tuy nhiên, những gia đình có tiền sử người bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao di truyền cho thế hệ sau.
Ngoài ra, đa số lượng đường đi vào cơ thể được cung cấp thông qua thực phẩm hàng ngày. Vì vậy, những chất đưa vào cơ thể mỗi ngày thông qua ăn, uống cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Tiểu đường có uống được C sủi không?
C sủi là một dạng viên uống bổ sung có tác dụng hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và duy trì mức ổn định của huyết áp. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị tiểu đường có uống được C sủi không thì nhiều người vẫn còn đắn đo. Câu trả lời cho nghi vấn này là “Có” nhưng cần phải xem xét.
Những công dụng của C sủi đối với bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể uống được C sủi bởi vì những công dụng sau:
C sủi đóng vai trò là nguồn cung cấp vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh đặc biệt là ngăn ngừa ung thư. Đồng thời, vitamin C trong C sủi còn có thể kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân bị tiểu đường.
Huyết áp và các bệnh lý liên quan tim mạch có mối quan hệ mật thiết với tiểu đường. Trong khi đó, C sủi có tác dụng làm ổn định huyết áp nhờ vai trò cải thiện chức năng và sức bền nội mạch. Một số hoạt chất còn làm giãn mạch, ngăn chặn quá trình hình thành các mảng xơ vữa, hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, việc bổ sung C sủi còn có tác dụng làm tăng quá trình hấp thu và tích trữ sắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi. Qua đó có thể thấy C sủi rất tốt với bệnh nhân tiểu đường, góp phần giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Người bị tiểu đường cần chú ý gì khi uống C sủi?
Người bị bệnh tiểu đường khi uống C sủi cần phải lưu ý đến hàm lượng muối hàng ngày. Trong 1 viên C sủi có chứa hàm lượng muối là 1g. Muối không làm ảnh hưởng đường huyết nhưng lại tác động đến các vấn đề như tăng huyết áp, tim mạch, thận,…
Trong khi đó, những trường hợp này lại có mối liên quan đến tiểu đường. Do đó, nếu bệnh nhân tiểu đường uống C sủi thì cần phải cần nhắc về hàm lượng muối trong các loại thực phẩm khác để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Thay thế C sủi bằng cách nào?
Mục đích chủ yếu khi uống C sủi là bổ sung vitamin C cho cơ thể. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thay thế sản phẩm này bằng cách an toàn hơn là bổ sung vitamin, chất khoáng qua thực phẩm. Cơ thể của bạn có thể hấp thụ vitamin C thông qua các loại trái cây thuộc họ cam, quýt hay những quả mọng như việt quất, dâu tây hoặc ổi, ớt chuông, các loại rau xanh,… Tuy nhiên, bạn cũng cần phải nhớ cân nhắc chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn cho người bị bệnh tiểu đường theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.
Cách tốt nhất để biết người bị tiểu đường có uống được C sủi không là tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị chuyên khoa. Dựa trên những đánh giá chính xác về mức độ bệnh lý cũng như khả năng hấp thụ của cơ thể bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho lời khuyên về việc sử dụng C sủi an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
Mật ong là gì và nó có lợi cho sức khỏe của bạn như thế nào?
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365