MỤC LỤC :
Tổng Quát Về Thoái Hóa Khớp
Thoái hóa khớp là bệnh về xương khớp phổ biến nhất trên thế giới, với hàng triệu bệnh nhân bị ảnh hưởng mỗi ngày. Đây là tình trạng xảy ra khi lớp sụn có tác dụng bôi trơn giữa các xương bị hao mòn sau nhiều năm hoạt động.
Thoái hóa có thể gặp ở bất kì khớp nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu thường gặp ở những nơi thường được sử dụng nhất như các ngón tay, đầu gối, hông và cột sống. Đây là căn bệnh một khi đã mắc phải thì rất khó chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh vẫn có thể làm chậm tiến trình của bệnh và giảm sự ảnh hưởng của bệnh tới đời sống hằng ngày.
Nguyên Nhân Gây Thoái Hóa Khớp
Giống như tên gọi, bệnh thoái hóa khớp là do sụn trong cơ thể bị hư hỏng theo thời gian. Sụn là một loại mô chắc chắn, trơn trượt nằm ở cuối mỗi xương, có tác dụng giúp khớp cử động thoải mái, linh hoạt. Sau nhiều năm, sụn bị tổn thương, thoái hóa dần rồi mất hẳn, khiến các đầu xương chà xát vào nhau mỗi khi cử động, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Các yếu tố tăng khả năng và gây nên thoái hóa khớp bao gồm:
- Tuổi Già: Nguyên nhân cơ bản nhất của bệnh. Tuổi cao khiến các chức năng của cơ thể giảm mạnh, trong đó có khả năng tự phục hồi.
- Béo Phì: Trọng lượng cơ thể quá cao sẽ tăng mạnh khả năng bị thoái hóa khớp. Tăng cân sẽ tăng áp lực lên các khớp có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể như hông hay đầu gối, đồng thời mỡ bao bọc xung quanh tăng nguy cơ bị viêm của xương và khớp.
- Chấn Thương: Các thương tổn như chấn thương thể thao hoặc từ tai nạn, kể cả khi đã lành hoàn toàn vẫn sẽ tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp khi bệnh nhân đến tuổi trung niên.
- Áp Lực Kéo Dài: Những người có công việc hoặc thường chơi các môn thể thao đặt áp lực lặp đi lặp lại lên các khớp trong thời gian sẽ có khả năng cao bị thoái hóa khớp.
Triệu Chứng Của Thoái Hóa Khớp
Các dấu hiệu của thoái hóa xương khớp phát triển và trở nặng từ từ qua thời gian dài thay vì xuất hiện đột ngột như phần lớn các căn bệnh thường thấy. Các triệu chứng này bao gồm:
- Đau Nhức: Các khớp bị nhiệm bệnh sẽ bị đau mỗi khi và sau khi cử động
- Xơ Cứng: Các khớp trở nên cứng và khó cử động mỗi khi ngủ dậy và sau khi không cử động một thời gian ngắn.
- Tê Khớp: Cảm thấy tê tái mỗi khi cử động khớp, có thể nghe thấy tiếng răng rắc như khi bẻ khớp.
- Cựa Xương: Xung quanh các khớp bị ảnh hưởng có thể xuất hiện các khối u cứng, tạo thành từ các mảnh xương nhỏ.
- Xưng Tấy: Các mô cơ xung quanh khớp bị ảnh hưởng có thể bị viêm, dẫn đến xưng xung quanh khớp.
Điều Trị Thoái Hóa Khớp
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho thoái hóa khớp, nhưng người bệnh có thể được áp dụng các phương pháp điều trị tạm thời để giảm đau và hồi phục chất lượng cuộc sống đến một mức độ nhất định.
Sử dụng thuốc
- Paracetamol: Đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau cho người bị thoái hóa khớp, tuy nhiên dùng quá liều có thể gây hại cho gan.
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Thường được để giảm viêm và giảm đau cho người bệnh, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được kê loại thuốc phù hợp nhất.
- Duloxetine: Thường được dùng để điều trị trầm cảm nhưng cũng có thể dùng cho các cơn đau mãn tính, bao gồm đau do thoái hóa khớp.
Không sử dụng thuốc
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh tăng cường các cơ bắp xung quanh khớp bị ảnh hưởng, tăng độ dẻo dai và giảm đau. Các hoạt động nhẹ như đi bộ hoặc bơi cũng rất có hiệu quả.
- Kích ứng thần kinh bằng xung điện: Phương pháp sử dụng một dòng điện có điện áp thấp, truyền vào dưới da để tạm thời giảm đau, thường được dùng cho các bệnh nhân bị thoái hóa khớp hông và gối.
- Phẫu thuật: Trong các trường hợp đặc biệt nặng, người bệnh có thể được tư vấn phẫu thuật. Có nhiều loại phẫu thuật khắc phục thoái hóa khớp khác nhau, bác sĩ sẽ chọn loại phù hợp nhất tùy theo vị trí và mức độ ảnh hưởng của người bệnh.
Khả năng đối phó với những cơn đau và bất tiện gây ra do thoái hóa khớp của người bệnh là yếu tố quyết định mức độ ảnh hưởng của bệnh tới bệnh nhân. Đừng ngại nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy hậu quả của bệnh vượt quá sức chịu đựng của bản thân, họ sẽ giúp bạn tìm ra đối sách hoặc giới thiệu bạn tới chuyên gia sẽ giúp bạn tìm ra đối sách.
Tham Khảo Thêm
Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho người bị thoái hóa khớp
Viêm khớp ngày càng phổ biến ở trẻ