Nguy Cơ Sức Khỏe Của Thận Hư, Thận Yếu

Thận là một trong những cơ quan quan trọng có nhiệm vụ duy trì sự sống của con người, thực hiện nhiều chức năng quan trọng như lọc máu và cân bằng hóa học cơ thể. Do vậy, khi thận bị suy giảm chức năng, toàn bộ cơ thể đều sẽ gặp vấn đề. Những dấu hiệu của tình trạng này thường rất khó phát hiện ra vì chúng thường bị nhầm với các bệnh khác hoặc không có biểu hiện cho đến khi bệnh tiến triển quá muộn.

Vai Trò Của Thận

Xử lý chất thải

Sau khi cơ thể tiêu hóa và hấp thu hết dưỡng chất từ thức ăn, các chất dư thừa và độc hại được truyền thẳng vào máu, đưa đến thận để xử lý. Tại đây, các mạch máu đặc biệt tiến hành lọc chất thải khỏi máu, các vitamin, hormone có lợi và khoáng chất bị mắc vào sẽ được cẩn thận giữ và đưa trở lại hệ tuần hoàn. Các chất thải sau đó sẽ được loại khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Bằng cách này, cơ thể vừa có thể loại bỏ độc tố, vừa giữ lại được các chất có lợi, một quá trình thiết yếu để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Chất điện giải

Tất cả các tế bào trên cơ thể chúng ta, ngoại trừ da, đều được bao bọc bởi dịch ngoại bào có thành phần ổn định giữa muối và pH. Thận chính là cơ quan sản xuất hormone có công dụng cân bằng lượng muối trong dịch ngoại bào, điều chỉnh lượng nước tiểu và máu mà cơ thể sản xuất, giữ cho dịch cơ thể không vượt quá giới hạn cho phép.

Hormones

Thận là nơi sản xuất một số loại hormone vô cùng quan trọng cho cơ thể. Ví dụ như Renin có tác dụng giữ cho huyết áp ở mức bình thường, Erythropoeitin có tác dụng kích thích cho tủy xương sản xuất hồng cầu hay Parathyroid kích hoạt Vitamin D.

Cấu tạo và vị trí của thận
Cấu tạo và vị trí của thận

 

Ảnh Hưởng Của Thận Hư, Thận Yếu

Mệt mỏi, khó tập trung

Hậu quả đầu tiên của việc thận bị suy giảm chức năng chính là các chất độc hại không được lọc bỏ hoàn toàn mà lắng đọng lại trong cơ thể. Điều này khiến người bệnh dễ mệt mỏi, cảm thấy không khỏe và khó tập trung suy nghĩ. Một biến chứng khác nữa chính là thiếu máu do thận không sản sinh đủ hormone Erythropoeitin, yếu tố này vừa có thể là nguyên nhân vừa có thể là hậu quả của chất độc tích tụ trong máu.

Da bị khô và ngứa

Thận hư, thận yếu không thể thực hiện được chức năng cân bằng giữa khoáng chất và dưỡng chất trong máu cho người bệnh. Điều này có thể dẫn đến các bệnh da liễu và xương khớp.

Tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu bọt, tiểu ra máu

Thận là cơ quan chịu trách nhiệm tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị tổn thương, đặc biệt là các màng đặc biệt có chức năng lọc máu, cơ chế tiểu tiện của cơ thể bị rối loạn nghiêm trọng. Từ việc mất kiểm soát lượng nước tiểu được tạo ra, hồng cầu bị rò rỉ từ mạch máu vào nước tiểu, cho đến nước tiểu không được lọc sạch dẫn đến các protein không được giữ lại trong cơ thể.

Nổi bọng mắt

Việc protein bị thải ra qua đường nước tiểu có thể dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng trong cơ thể, tình trạng này được biểu hiện bằng các bọng nhỏ nổi lên xung quanh mắt.

Sưng chân và mắt cá chân

Suy giảm chức năng thận khiến cho một lượng lớn muối bị giữ lại trong cơ thể thay vì điều tiết và thải bớt đi như bình thường, làm mất cân bằng chất điện giải, gây viêm sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về tim, gan hay viêm mạch cấp tích ở chân.

Các biến chứng nguy hiểm

Thận hư, thận yếu nếu bỏ quên không chữa trị, lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Từ giảm ham muốn, rối loạn cương dương, cấu trúc xương yếu, giảm chức năng hệ miễn dịch cho đến thiếu máu, tăng nguy cơ tim mạch, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tổn thương thận lâu dài.

Tiểu đêm
Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu thường và dễ nhận biết nhất của thận hư, thận yếu

 

Nguyên Nhân Gây Bệnh

Nguyên nhân trực tiếp

  • Tiểu Đường: Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu của bệnh nhân vượt quá mức an toàn cho sức khỏe trong một thời gian dài. Theo thời gian, lượng đường không thể quản lý này gây tổn thương cho các cơ quan nôi tạng trong cơ thể, đặc biệt là Thận vì đây là cơ quan có chức năng lọc bỏ các chất thừa ra khỏi máu.
  • Cao Huyết Áp: Bệnh cao huyết áp là khi áp lực của máu và dòng chảy của máu lên thành mạch máu cao một cách bất thường. Tình trạng này nếu không khắc phục sớm sẽ gây tổn hại lên mạch máu và cơ quan mà máu chảy qua, trong đó có Thận.
Tiểu đường
Các căn bệnh trực tiếp khiến thận bị suy giảm chức năng

 

Các yếu tố tăng rủi ro bị bệnh

  • Béo phì
  • Tuổi tác cao
  • Hút thuốc lá
  • Bị các bệnh về tim
  • Gia đình có tiền sử bị thận hư, thận yếu
  • Thường xuyên dùng thuốc Tây
  • Cấu trúc thận bẩm sinh bất thường

 

Các Phương Pháp Phòng Ngừa Bệnh

Chữa trị các bệnh nền

Ngoài hai nguyên nhân trực tiếp chính đã kể trên là Tiểu đường và Cao huyết áp, còn số một số căn bệnh khác có khả năng khiến người bệnh mắc phải thận hư, thận yếu. Đến gặp bác sĩ để được tư vấn kiểm soát, điều trị các tình trạng này là cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng gây hại thêm cho cơ thể.

Ngừng hút thuốc lá

Hút thuốc lá đã được chứng minh là tăng đáng kể khả năng mắc phải các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim và đột quỵ, các tình trạng có kết nối với tăng nguy cơ giảm chức năng thận.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân bằng và có lợi cho sức khỏe góp phần kiểm soát huyết áp và cholesterol trong máu ở một mức độ vừa phải. Những người được nhận định là có nguy cơ bị bệnh thận cao có thể sẽ được khuyên thay đổi chế độ ăn để giảm bớt khả năng này, thường là giảm lượng Kali và Phosphat trong bữa ăn hàng ngày.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đúng cách có công dụng giúp ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và đổ mồ hồi để tăng cường thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về thận.

 

Tham Khảo Thêm

Những kiến thức cơ bản về Tiểu đường

Ảnh hưởng của béo phì đến sức khỏe

Sản phẩm hỗ trợ phục hồi chức năng thận

fb cl