MỤC LỤC :
Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
– Bệnh thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa tự nhiên, bệnh sẽ gây ra những biến đổi hình thái tại sụn khớp, đĩa đệm bị bào mòn và mất nước. Lúc này vùng xương cột sống mất dần cấu trúc và chức năng bình thường, gây ra đau nhức cho người bệnh. Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở vùng cổ và thắt lưng – hai vị trí tập trung nhiều dây thần kinh vận động quan trọng. Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực( trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng( phần dưới trở lại). Thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ là tình trạng phổ biến nhất.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống
– Đau mỏi cổ, sau gáy, cứng hoặc đau ở cổ hoặc lưng
– Đau phần cột sống rồi lan xuống vùng thắt lưng, hông, đùi và tới chân. Khi vận động chúng ta sẽ thấy đau hơn. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt, teo cơ.
– Đau ở vai, cổ thường gặp khi bạn mới thức dậy, ảnh hưởng đau lên đầu. Cũng có thể đau dần xuống tay
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
– Thói quen sinh hoạt như: tư thế ngủ sai cũng gây ảnh hưởng( ngủ gối đầu quá cao), làm những công việc mang vác nặng thường xuyên, ngồi làm việc sai tư thế, những người thường xuyên sử dụng rượu bia, người hút thuốc, những người tập luyện thể thao nhưng sai cách.
– Do thiếu chất dinh dưỡng: gây ra bệnh thoái hóa cột sống vì thiếu các chất như canxi, maggie, vitamin a…Thiếu dinh dưỡng gây ra cột sống bị bào mòn, khả năng tái tạo cũng bị hạn chế.
– Bị chấn thương hoặc chấn thương xương khớp có thể để lại những di chứng do không được phát hiện, điều trị không dứt điểm.
– Việc ăn uống không kiểm soát. Chế độ ăn uống thiếu khoa học không lành mạnh. Người thừa cân, người béo phì dẫn đến cột sống phải chịu trọng lượng cơ thể lớn làm tăng áp lực lên cột sống. Dẫn đến cột sống bị tổn thương và nhanh bị thoái hóa.
– Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến cột sống, những người trên 40 tuổi thường có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống. Tỷ lệ này ở phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều hơn
Hậu quả của thoái hóa cột sống
– Thoái hóa cột sống gây ra đau cơ, bị hạn chế khi hoạt động. Khi thời tiết thay đổi bệnh đau nhức dữ dội, nhiều khi không ngoái được cổ, việc đứng lên ngồi xuống cũng khó khăn, việc sinh hoạt cũng gặp nhiều cản trở.
– Làm ảnh hưởng tới đĩa đệm: cột sống bị thoái hóa dẫn đến đĩa đệm bị chèn ép dây thần kinh( khi lao động khuân vác nặng, bị những tác động đột ngột bất ngờ..). Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài gây đau đớn cho cơ thể, khiến việc vận động khó khăn. Lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn khác: rối loạn vệ sinh, gây teo cơ, không đi lại được, tứ chi tàn phế.
– Gây rối loạn tiền đình: Bệnh thoái hóa cột sống làm tổn thương, chèn ép các mạch máu, nghẽn tuần hoàn máu và tuần hoàn oxy gây nên chứng rồi loạn tiền đình. Bệnh gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai đối với người cao tuổi. Người bị bệnh thoái hóa dẫn đến cơ thể mệt mỏi, kém ăn, thường xuyên mất ngủ…ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
– Ngoài ra người bị thoái hóa có thể làm huyết áp tăng. Việc huyết áp tăng đột ngột với người mắc bệnh rất nguy hiểm với những biến chứng khó lường.
Phòng thoái hóa cột sống
– Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng giúp ngăn ngừa thoái hóa cột sống, các bữa ăn cần đầy đủ các chất giúp xương, khớp thêm chắc khỏe cứng cáp. Các chất có trong thịt, cá, tôm, cua có chứa maggie, calci…Sử dụng các loại nước ép từ trái cây hoặc ăn nhiều trái cây. Hạn chế các đồ ăn quá mặn, những thức ăn, đồ uống có chứa nhiều đường.
– Duy trì một lối sống lành mạnh: không uống rượu bia, hút thuốc lá. Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao. Tránh tình trạng béo phì gây lên áp lực với cột sống, giúp các cơ khớp hoạt động linh hoạt.
– Việc ngủ đúng, đủ sẽ giúp bạn giảm căng thẳng. Một giấc ngủ ngon rất có lợi cho cơ thể bạn.
– Theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng dị tật cột sống để điều trị kịp thời.
– Cần tìm hiểu và có các bài tập tốt cho cột sống, kịp thời sửa chữa các tư thế ngồi, ngủ sai gây ảnh hưởng.
Điều trị thoái hóa cột sống
– Điều trị theo các triệu chứng của bệnh( thuốc chống viêm, giảm đau..) kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
– Điều trị phối hợp các biện pháp nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
– Tập thể dục đặc biệt là các bài tập liên quan đến việc điều trị viêm xương khớp: tập các bài dưới nước như bơi lội, đi bộ…nhẹ nhàng và thường xuyên.
– Luôn theo dõi cân nặng cơ thể, duy trì cân nặng ổn định không bị béo phì thừa cân.
– Thoái hóa cột sống là quy trình lão hóa tự nhiên cảu cơ thể nên việc điều trị khỏi là rất thấp. Cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi cho cơ thể, giúp ích tăng cường xương chắc khỏe.
Xem thêm:
Sản phẩm hỗ trợ cột sống : Toxmin Flex