Thảo Dược Việt Nam – Giảo Cổ Lam

Giảo Cổ Lam

Giảo cổ lam là loại cây thân thảo, có tua cuốn đơn để leo, thuộc loại hoa đơn tính khác gốc. Lá của loại thảo mộc này có hình dáng giống lá kép hình chân vịt. Mỗi cụm hoa mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, ở bầu có 3 vòi nhụy. Quả có có hình cầu, đường kính từ 5 – 9mm, khi chín có màu đen. Loại cây này thường mọc ở khu rừng ẩm, thưa tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước châu Âu…

Đặc điểm sinh thái của Giảo Cổ Lam

Có các tên gọi khác như:

  • Cổ yếm.
  • Thư tràng năm lá.
  • Dây lõa hùng. (Cây lõa Hùng).
  • Trường sinh thảo.
  • Thất diệp đảm.

Tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum.

Giảo cổ lam chia làm các loại như sau:

  • Loại 3 lá rất ít khi được sử dụng. Có 3 lá, dây khá lớn, vị ngọt, không đắng. Khi phơi khô lá không có mùi thơm, khi pha thì vị nhạt. Hiệu quả điều trị không cao, ít dùng trong y học và hiện còn đang nghiên cứu thêm.
  • Giảo cổ lam 5 lá hay còn được gọi là ngũ diệp sâm hay sâm 5 lá. Dây nhỏ, khi tươi nhấm có vị đắng. Thường mọc ở các vách núi có độ cao 1000m so với mực nước biển. Khi được phơi khô cây dậy mùi thơm đặc trưng. Và khi pha có vị đắng những dễ uống và hậu ngọt, thơm.Và đây cũng là loại giảo cổ lam tốt nhất. Được cả thế giới sử dụng rộng rãi, ở các nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản họ chỉ sử dụng loại giảo cổ lam 5 lá.
  • Cây có 7 lá, dây lớn, khi tươi có vị đắng. Mọc ở ven đường, bờ rào, bụi rậm như cỏ dại được người dân đa số chặt bỏ đi để tránh mọc lấn át các cây khác. Khi phơi khô không có mùi thơm đặc trưng. Có vị rất đắng và khó uống. Và trên thế giới chưa có quốc gia nào sử dụng loại này để điều trị bệnh chỉ ngoại trừ Việt Nam chúng ta.
Thảo Dược Việt Nam - Giảo Cổ Lam
Thảo Dược Việt Nam – Giảo Cổ Lam

Thành phần hóa học

  • Trong Giảo cổ lam có chứa hai thành phần chính là Saponin và Flavonoid rất tốt cho cơ thể người.
  • Đặc biệt là Saponin – một thành phần có rất nhiều trong thảo dược tam thất và nhân sâm nhưng trong Giảo cổ lam hàm lượng này có nhiều hơn gấp 2, 3 lần.
  • Nhờ đó Saponin giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan, tim mạch, đường huyết,… Ngoài ra trong cây còn có hàm lượng cao những khoáng chất, Phospho, Sắt, Kẽm,…

Đặc tính dược lý

Giảo cổ lam có vị hơi đắng, ngọt, tính hàn.

Giảo cổ lam có rất nhiều công dụng:

  • Điều trị cholesterol cao, huyết áp cao, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Điều trị sự thèm ăn, ho, viêm phế quản mạn tính, đau dạ dày mạn tính, đau và sưng (viêm), loét, táo bón, căng thẳng, sỏi mật, béo phì, ung thư.
  • Tăng cường và kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Giúp tăng sức mạnh cơ thể, nâng cao khả năng làm việc.
  • Bảo vệ gan bằng cơ chế tăng cường thải độc và tái tạo tế bào gan.
  • Có tác dụng điều trị chứng mất ngủ lâu năm, giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu.
  • Cải thiện chức năng của tim, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức chịu đựng, tăng sức đề kháng môi trường và ngăn ngừa rụng tóc.
  • Giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường.
  • Tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người lớn tuổi.
  • Giảm thiểu lượng mỡ thừa trong máu, ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não.
  • Hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa da cho phái nữ.

Công dụng của Giảo Cổ Lam

Bảo vệ gan

  • Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí y học Trung Hoa của Mỹ, các nhà nghiên cứu của bệnh viện Shuguang ở Trung Quốc đã tiến hành điều tra khả năng xơ gan của loại thảo dược này. Kết quả là họ phát hiện ra trong thành phần của Giảo cổ lam có nhiều hoạt chất có khả năng bảo vệ cho gan.
  • Lý giải sâu hơn về tác dụng này, các nhà khoa học cho rằng Giảo cổ lam có khả năng chống vi trùng. Khi tiến hành thí nghiệm trên chuột, các chuyên gia tiến hành gây nên bệnh xơ gan bằng cách dùng chất carbon tetrachloride 10%. Sau đó, họ cho chuột điều trị bằng Giảo cổ lam trong vòng 3 tuần. Kết quả là khi phân tích mẫu máu của con chuột này, họ nhận thấy các dấu hiệu tổn thương gan được giảm đi đáng kể.
  • Những biểu hiện tổn thương được thể hiện qua máu sẽ càng cao lên nếu gan bị tổn thương càng lâu. Mà loại thảo dược này có khả năng làm giảm triệu chứng ở cả giai đoạn sớm nhất của của xơ gan và cả các dấu hiệu xảy ra khi đang trong quá trình bị xơ hóa gan. Thông qua các kết quả nghiên cứu, họ chứng minh được loại thảo dược này có khả năng cải thiện tình trạng xơ gan bằng cách ức chế quá trình hình thành mô sẹo.
Giảo Cổ Lam còn biết đến với tên gọi Cỏ Trường Sinh ( Trường Sinh Thảo)
Giảo Cổ Lam còn biết đến với tên gọi Cỏ Trường Sinh (Trường Sinh Thảo)

Tăng cường hệ miễn dịch

  • Không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, thảo dược Giảo cổ lam còn có tác dụng chống oxy hóa. Có được khả năng này là bởi những thành phần trong vị thuốc có khả năng bảo vệ, tăng cường chức năng của những tế bào miễn dịch mà chúng ta thường gọi là thực bào. Loại tế bào này lại giúp tiêu diệt vi khuẩn và các vật thể ngoại lai khác. Do đó mà khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng cường.

Giảm căng thẳng mệt mỏi và bảo vệ thần kinh

  • Giảo cổ lam có khả năng thúc đẩy quá trình cân bằng nội môi, hoặc tạo nên trạng thái cân bằng cách điều chỉnh quá trình nội môi. Do đó, nó được cho là một trong những loại siêu thảo mộc giúp giảm tình trạng căng thẳng. Đồng thời có thể giúp cơ thể chống lại được các tác động của căng thẳng.
  • Chưa hết, loại thảo dược này còn ảnh hưởng đến cả hai hệ thống chính của cơ thể là hệ miễn dịch và nội tiết. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Y học Quốc tế cũng đã cho rằng Giảo cổ lam có khả năng kích thích quá trình sản xuất glutathione ở trong não chuột có biểu hiện bệnh Parkinson. Kết quả cho thấy cây thuốc có khả năng chống oxy hóa mạnh và có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh.

Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tim

  • Ngoài các công dụng kể trên, loại thảo dược này còn được dùng để kiểm soát lượng cholesterol cho cơ thể. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng Giảo cổ lam có khả năng làm giảm nồng độ nitrat. Hiệu quả mà nó mang lại tương đương với các loại thuốc bán theo toa.
  • Chưa hết, khi tiến hành thí nghiệm trên chuột bị tăng lipid máu, vị thuốc còn giúp giảm lượng chất béo trung tính và cholesterol. Chính vì thế, họ tin tưởng rằng Giảo cổ lam có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim, bảo vệ tim.

Chống khối U

  • Theo một nghiên cứu của GS. TS Phạm Thanh Kỳ và PGS. TS Lư Vân Hiền đăng trên Tạp chí dược số 5/2011 cho thấy chiết xuất của loại cây này có tác dụng đáng kể trong việc kìm hãm sự phát triển của các khối u. Sau đó, với sự cộng tác của Hàn Quốc, họ đã tìm được 7 hoạt chất saponin mới trong cây Giảo cổ lam của Việt Nam. Chúng được chứng minh là có khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư phổi, bạch cầu, đại tràng, tử cung, vú…

Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

  • Ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, rễ và thân của cây Giảo cổ lam được sử dụng để làm thuốc. Đồng thời, chúng cũng được sử dụng như một loại trà nhằm làm tăng năng lượng, sức bền, chống mệt mỏi cho người sử dụng.
Trà Giảo Cổ Lam có tác dụng rất tối trong việc thanh nhiệt giải độc
Trà Giảo Cổ Lam có tác dụng rất tối trong việc thanh nhiệt giải độc

Một số bài thuốc với giảo cổ lam

Hỗ trợ tiểu đường

  • 40 gram giảo cổ lam.
  • 20 gram cỏ ngọt.
  • Phơi khô 2 vị trên, chia làm 2 – 3 phần, rồi đun uống như trà hàng ngày.
  • Trong thành phần của cây giảo cổ lam có chứa các hoạt chất phanosid nên có tác dụng làm ổn định đường huyết. Đồng thời, giúp tăng insulin nhạy cảm với tế bào hơn và tăng cường khả năng sử dụng glucose của tế bào, giúp ổn định lượng đường trong máu.

Hỗ trợ điều trị bệnh gan

  • Giảo cổ lam.
  • Cây xạ đen.
  • Đun cả 2 với nước, uống hàng ngày.

Công dụng

  • Giúp cân bằng, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, giúp thanh lọc cơ thể.
  • Giảm lượng mỡ trong máu, phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề gan và bệnh ung thư.
  • Giúp ăn ngon, ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Hỗ trợ làm mát gan, giải độc cơ thể

  • Giảo cổ lam.
  • Cà gai leo.

Công dụng:

  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao.
  • Điều trị men gan cao.
  • Làm mát gan giải độc cực tốt.
Giảo Cổ Lam
Giảo Cổ Lam

Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, giảm mỡ máu

  • 25 gram giảo cổ lam.
  • 25 gram dây thìa canh.
  • Cho giảo cổ lam và dây thìa canh vào nấu cùng với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa còn khoảng 800 ml thì tắt bếp. Sau đó để nguội và chia nước trên thành 3 phần uống trong ngày và trước bữa ăn khoảng 15 phút.

Công dụng:

  • Cây giảo cổ lam và dây thìa canh khi kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao, tác dụng hạ men gan, mỡ máu… Đây là một trong những bài thuốc rất hay và được nhiều bệnh nhân sử  dụng và mang lại hiệu quả cao hơn so hơn sử dụng từng cây thuốc riêng biệt.

Hỗ trợ men gan, điều trị bệnh gan

  • 30 gram cây xạ đen (cả lá và thân).
  • 20 gram giảo cổ lam.
  • 30 gram cà gai leo.
  • Cho hỗn hợp 3 loại trên vào sắc chung với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút. Sau khi sắc xong thấy nước đặc và khoảng lượng 2/3 thì đem tắt bếp. Chia hỗn hợp trên thành 3 phần và uống trong ngày uống trước khi ăn.

Công dụng:

  • Cây giảo cổ lam, cây xạ đen và cà gai leo là những cây thuốc nam có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Khi đem kết hợp 3 loại cây thuốc trên với nhau sẽ đem đến các tác dụng như làm mát gan, giải độc, hạ men gan…

Lưu ý sử dụng Giảo cổ lam

  • Không nên sử dụng giảo cổ lam với liều lượng quá nhiều, vì trong giảo cổ lam có chứa lượng saponin cao gấp 3 – 4 lần nhân sâm. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Người hay bị hạ đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc ăn no. Hoặc có thể cho thêm một vài lát gừng vào trà để uống.
  • Người không bị tiểu đường có thể cho thêm đường vào uống cho dễ hơn.
  • Trường hợp uống trà giảo cổ lam để giảm cân thì nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý mới có tác dụng rõ rệt. Nếu vẫn tiếp tục ăn quá nhiều thì rất khó giảm béo.
  • Không nên uống trà giảo cổ lam khi lạnh. Uống trà giảo cổ lam lúc nóng sẽ thơm và ngon hơn.
  • Không để trà giảo cổ lam đã để qua đêm.

Xem thêm bài viết : 

Tìm hiểu về cây cà gai leo

Tìm hiểu về dấu hiệu cần giải độc gan cho cơ thể

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube