Cơ tim là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa sống còn của tim. Chúng thực hiện hoạt động co giãn không ngừng nghỉ nhằm bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, các bệnh lý về cơ tim là bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm.
Khái quát về cơ tim
– Tương tự như cơ trơn, cơ tim được điều khiển bởi hệ thống thần kinh tự động, các hormone và một phần có thể co giãn tự nhiên. Cơ tim tạo thành một lớp trung gian dày giữa lớp ngoài của thành tim và lớp bên trong, với máu được cung cấp qua lưu thông mạch vành.
– Các tế bào cơ tim kết hợp với nhau bằng đĩa xen kẽ, được bọc bởi các sợi collagen và các chất khác tạo thành ma trận ngoại bào.
– Các co duỗi cơ tim gần tương tự với cơ xương. Một kích thích điện dưới hình thức một điện áp hoạt động tim được phân phối theo một mô hình nhịp nhàng sẽ kích thích giải phóng canxi từ khu chứa canxi bên trong của tế bào – mạng lưới sarcoplasmic.
– Lượng canxi tăng lên làm cho myofilaments của tế bào trượt qua nhau trong một quá trình gọi là khớp nối co giãn kích thích.
Nhiệm vụ của cơ tim
– Chức năng chính của cơ tim là tự co giãn theo một thể thống nhất do sự gắn kết chặt chẽ giữa các sợi cơ. Trong quá trình co giãn, cơ tim có nhiệm vụ đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.
Các sợi cơ tim phản ứng theo cùng một cách thức trong trường hợp bệnh lý như cùng phì đại khi hoạt động quá tải hoặc hoại tử thành những mô xơ khi thiếu cung cấp máu.
Cấu trúc sinh lý của cơ tim
– Tế bào cơ tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Đó là các tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có các cầu nối giúp gắn kết với nhau thành một khối vững chắc, có các đoạn màng tế bào hòa với nhau.
– Các sợi cơ tim mang tính hợp bào, hoạt động như một thể thống nhất khi đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim nhanh chóng qua các cầu nối. Sự lan truyền điện thể từ tâm nhĩ xuống tâm thất được dẫn qua một đường dẫn truyền đặc biệt gọi là bộ nối nhĩ – thất.
– Các sợi cơ tim chứa nhiều ty lạp thể và mạch máu rất phù hợp với đặc tính hoạt động ái khí của tim. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ tim là các tơ cơ, các sợi dày và sợi mỏng, các sợi cơ co rút gây ra co rút toàn bộ tế bào cơ tim. Bao quanh các sợi cơ có mạng nội sinh cơ chất à nơi dự trữ canxi.
– Cơ tim cũng có vân, nhưng khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có cầu nối kết hợp lại với nhau thành một khối vững chắc. Nhờ đó, cơ tim có tính chất tự co rút đẩy máu đi khắp cơ thể mà không chịu tác động của bộ não.
Hoạt động của cơ tim có gì đặc biệt?
– Cơ tim hoạt động không ngừng nghỉ đến khi nó chết. Trung bình, mỗi phút tim co bóp với tốc độ từ 60 – 100 lần, và nó hoạt động như vậy trong suốt một đời người.
– Tất cả các tế bào trong cơ thể trong đó có tế bào cơ, đều lấy năng lượng từ ty thể, bào quan chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng mà tế bào có thể sử dụng được. Trong khi ty thể tại các cơ vân chỉ chiếm 1 – 2% ty thể, thì lượng ty thể trong cơ tim chiếm gấp nhiều lần, từ 30 – 35%.
– Tim là một cơ quan đặc biệt trong cơ thể. Nó là cơ quan hoạt động bền bỉ nhất, có thể hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi. Tất nhiên, nó không phải là một động cơ vĩnh cửu.
Các bệnh tật mắc phải liên quan đến cơ tim
– Giống như các loại cơ khác, cơ tim cần được nuôi dưỡng bằng lượng máu cung cấp máu từ hệ tuần hoàn, thông qua động mạch vành. Khi lượng máu đến nuôi cơ tim giảm, cơ tim sẽ phản ứng lại bằng triệu chứng đau thắt ngực.
– Động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim được gọi là động mạch vành. Nguyên nhân thường gặp gây ra cơn đau thắt ngực là hẹp một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành. Lượng máu đến nuôi cơ tim có thể vẫn đủ khi bạn nghỉ ngơi, không hoạt động gắng sức.
– Tim là một cơ quan đặc biệt trong cơ thể. Nó là cơ quan hoạt động bền bỉ nhất, có thể hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi. Tất nhiên, nó không phải là một động cơ vĩnh cửu. Do đó, bạn nên tập luyện thường xuyên để tăng sức khỏe, nhưng cũng không nên tập luyện quá sức tránh ảnh hưởng đến tim.
Tham khào thêm:
Triệu chứng nấm lang ben và cách điều trị
Đau dây thần kinh toạ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh bướu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa