Thiếu máu do thiếu sắt là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến, bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, thể lực và chất lượng sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, triệu chứng thực thể như thế nào, sẽ giúp việc điều trị hiệu quả.
MỤC LỤC :
Nguyên nhân gây ra thiếu máu do thiếu sắt
+ Mất máu:
Khi mất máu, bạn sẽ bị mất chất sắt. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ để bù đắp lại, bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, u xơ hoặc chảy máu tử cung là những nguyên nhân làm mất chất sắt. Mất máu trong lúc sinh con cũng là một trường hợp làm giảm chất sắt ở phụ nữ.
+ Chảy máu trong cũng dẫn đến việc thiếu máu do thiếu sắt:
Đây là dạng mất máu không phải lúc nào cũng dễ bị phát hiện và nó có thể diễn biến từ từ. Một số nguyên nhân gây ra chảy máu trong là:
- Chảy máu do lở loét, bướu đại tràng hoặc ung thư ruột kết.
- Thường xuyên sử dụng aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid (Ibuprofen và Naproxen).
- Chảy máu đường tiết niệu.
- Mất máu do vết thương nặng, phẫu thuật hoặc chảy máu thường xuyên cũng gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Một số nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt thường gặp
+ Chế độ ăn uống không đủ chất:
- Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
+ Không có khả năng hấp thụ chất sắt
- Do phẫu thuật đường ruột (phẫu thuật thu nhỏ dạ dày) hoặc các bệnh về đường ruột (bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn).
- Các đơn thuốc kê toa làm giảm acid trong dạ dày cũng có thể gây cản trở việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:
+ Giới tính:
Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do thiếu sắt hơn vì thường xuyên bị mất máu do kinh nguyệt hàng tháng.
Thiếu máu do thiếu sắt gặp phổ biến ở phụ nữ
+ Độ tuổi:
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu cân hoặc sinh non thường không nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột có thể có nguy cơ thiếu sắt. Trẻ lớn hơn cũng cần nhiều chất sắt cho quá trình phát triển, do đó nếu không có chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, trẻ cũng rất dễ bị thiếu sắt.
+ Ăn chay:
Những người không ăn thịt có thể có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt nếu họ không ăn các thực phẩm giàu chất sắt thay thế khác.
+ Hiến máu thường xuyên:
Hiến máu thường xuyên có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất sắt do đó dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Một số triệu chứng bệnh thiếu máu do thiếu sắt
+ Mệt mỏi bất thường:
Mệt mỏi được coi là biểu hiện bình thường trong cuộc sống hiện nay, tuy nhiên khi bị thiếu máu do thiếu sắt ngoài tình trạng mệt mỏi cơ thể còn có các dấu hiệu như yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.
+ Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt:
Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào máu đỏ, kết quả làm làn da sẽ bị nhợt nhạt hơn.
+ Đau ngực, khó thở:
Triệu chứng trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực. Triệu chứng này có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
Một số triệu chứng bệnh thiếu máu
+ Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu:
Nó bắt nguồn từ việc oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
+ Tim đập nhanh:
Đây cũng là một triệu chứng do thiếu sắt gây ra, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.
Ngoài các triệu chứng thường gặp trên còn có các triệu chứng: sưng đau lưỡi và miệng; móng tay và chân dễ gãy, da tóc hư tổn, hội chứng chân bồn chồn,…
FEPRO TĐ là một trong những sản phẩm bổ sung sắt, acid Folic công thức với những ưu việt vượt trội kết hợp Sắt III hydroxide polymaltose, Acid folic, Vitamin B12 và FOS (Fructo oligosaccharides). Sắt III hydroxide polymaltose là phức hợp sắt hữu cơ, có tỉ lệ hấp thu tốt, hiệu quả cao, không có mùi tanh khó uống, không gây táo bón, buồn nôn như các nhóm sắt II, đặc biệt phù hợp với đối tượng là phụ nữ mang thai.
Ưu điểm vượt trội:
+ Sắt III hydroxide polymaltose:
- Sắt (III) hydroxide polymaltose khi uống sẽ ít có mùi tanh kim loại, không gây táo bón, buồn nôn như các nhóm sắt II , với đặc điểm này đặc biệt phù hợp cho phụ nữ mang thai.
- Sắt ( III ) hydroxide polymaltose là phức hợp sắt hữu cơ, khả năng hấp thu tốt vì vậy hiệu quả điều trị cao, không tương tác với các loại thuốc tạo phức chelate.
- Sắt là nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với sức khỏe, có mối liên quan đến bệnh thiếu máu. Đây là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin có nhiệm vụ đưa oxy đi khắp cơ thể.
- Đối với phụ nữ mang thai, việc bổ sung sắt đầy đủ, lựa chọn nhóm sắt có tỉ lệ hấp thu cao giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Phòng tránh được các biến chứng trong thai kỳ như: sinh non, sảy thai, tiền sản giật, băng huyết, nhiễm trùng máu khi sinh, sinh con nhẹ cân, tử vong ở trẻ sơ sinh…
+ Acid folic:
Hàm lượng 500 mcg cao, theo khuyến nghị bổ sung của Bộ Y Tế.
- Acid folic cần thiết cho sự phân chia tế bào và hình thành tế bào máu. Chính vì vậy, Acid Folic trở thành một chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể và đặc biệt là với bà bầu. Nếu thiếu Acid Folic trong khi mang thai, nguy cơ sảy thai cao hơn, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và điều quan trọng nhất là em bé có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ).
- Sử dụng acid folic theo đúng liều lượng trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, acid folic còn giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim và chân tay.
+ Zinc gluconate:
Bổ sung đủ kẽm là đặc biệt quan trọng cho nhu cầu phát triển tế bào trong thai kỳ. Loại khoáng thiết yếu này cũng giúp hỗ trợ cho hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ vị giác và khứu giác, và chữa lành vết thương. Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh nhẹ cân và các vấn đề khác trong khi mang thai, chuyển dạ và sinh nở.
+ Vitamin B12:
- Vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, giúp hình thành các tế bào máu và duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Theo các chuyên gia nghiên cứu, không chỉ Acid folic, phụ nữ mang thai thiếu vitamin B12 cũng có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh.
- Bổ sung vitamin B12 có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng nôn ói trong giai đoạn ốm nghén.
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, những bé có mẹ thường xuyên bổ sung vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ ít quấy khóc hơn.
+ FOS (Fructo oligosaccharides):
- Tăng cường hấp thu khoáng chất: Canxi, sắt, magie đồng thời kích thích các vi khuẩn thủy phân acid Phytic giúp nâng cao sự hấp thụ khoáng chất.
- Giúp nhuận tràng, giảm táo bón.
- Giúp duy trì và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tối ưu hóa hấp thu các dưỡng chất ở người mẹ, giúp mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động được tốt hơn.
+ Vitamin E:
Giúp trung hòa các gốc tự do, hỗ trợ quá trình mang thai, giúp thai nhi phát triển, giảm tỉ lệ sảy thai, sinh non đồng thời hạn chế các chứng đau cơ khớp, chuột rút. Đặc biệt bổ sung vitamin E và vitamin C hàng ngày vào khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ, giúp ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật.
+ Vitamin C:
- Giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch cho thai phụ.
- Giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, giúp tạo các mô, tăng cường mạch máu của thai nhi, nên cung cấp thêm oxy cho bào thai, làm giảm nguy cơ bong nhau thai.
- Chất chống oxy hóa trong vitamin C giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố.
- Ngăn ngừa tình trạng tĩnh mạch bị suy do cholesterol tích tụ và loại bỏ các chất độc hại.
+ Vitamin A:
Là một trong những vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
- Hỗ trợ sự phát triển về hình thái, chức năng và sự nguyên vẹn của mắt, phòng ngừa các nguy cơ tổn thương giác mạc ở thai nhi.
- Vitamin A có tác dụng đối với một số cơ quan chuyên biệt và sự phát triển về xương, răng, hệ miễn dịch của thai nhi.
+ Vitamin B6:
- Giảm các triệu chứng ốm nghén và giảm rối loạn da gây ra do thay đổi hormone khi mang thai.
- Tạo nên hồng cầu và bạch cầu cho mẹ và bé.
- Vitamin B6 giúp cơ thể sử dụng Protein để xây dựng các mô tế bào, đặc biệt có rất nhiều mô cần phải hình thành trong quá trình thai nhi phát triển.
1. Thành phần cấu tạo:
Sắt III hydroxide polymaltose: 180 mg
( tương đương 50,4 mg sắt nguyên tố )
Zinc gluconate: 50 mg
Acid folic: 500 mcg
Vitamin B12: 15 mcg
Vitamin B6: 5 mg
Vitamin A: 200 UI
Vitamin E: 20 mg
Vitamin C: 20 mg
FOS (Fructo oligosaccharides): 60 mg
Phụ liệu: Glycerin, Sorbitol, Vanilin, Tio2, màu thực phẩm, lecithin, gelatin, nước Ro vừa đủ 1 viên.
2. Công dụng:
+ Bổ sung sắt và Acid folic cho cơ thể đặc biệt là phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ mang thai và cho con bú.
+ Hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu, giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
+ Bổ sung sắt cho người mới ốm dậy, người thiếu máu sau phẫu thuật, phụ nữ bị rong kinh.
3. Đối tượng sử dụng:
+ Phụ nữ có dự định mang thai, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ sau khi sinh cần bổ sung sắt, phụ nữ bị rong kinh, rong huyết.
+ Người bị mất máu do chấn thương, phẫu thuật.
+ Người bị thiếu máu do thiếu sắt gây: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi.
4. Hướng dẫn cách dùng:
Người lớn ngày uống 1 viên.
Lưu ý:
+ Đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú: nên dùng từ khi có dự định mang thai, duy trì trong suốt thai kỳ và kéo dài ít nhất 1 tháng sau khi sinh.
+ Đối với người bị thiếu máu do thiếu sắt: Đợt dùng liên tục từ 2 – 4 tháng.
+ Nên uống trước hoặc sau khi ăn 1 – 2h để cơ thể hấp thu sắt được tốt nhất.
Tham khảo thêm bài viết:
SẮT ACID FOLIC ” CẶP BÀI TRÙNG ” KHÔNG THỂ THIẾU ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
Vì sao mẹ bầu cần bổ sung sắt?
BỔ SUNG SẮT CHO PHỤ NỮ MANG THAI AN TOÀN HIỆU QUẢ
Thiếu máu khi mang thai: Những điều cần biết