Phân Loại, Cách Sử Dụng Và Giá Tiền Tam Thất

Trên thị trường có rất nhiều loại tam thất khác nhau, Dược phẩm 365 xin phân loại, hướng dẫn sử dụng và chi tiết giá tiền của tam thất.

Phân Loại Tam thất

  • Dựa trên nhiều đặc điểm và hình dánh của cây, củ, phân bối, giá trị, trạng thái sử dụng mà người ta có phân chia tam thất thành nhiều loại để dễ phân biệt như sau

Củ tam thất bắc

  • Tam thất bắc có nhiều tên gọi khác như nhân sâm tam thất, sâm tam thất, điền thất, kim bất hoán (ý là rất quý, có vàng chưa chắc mua được).
  • Để phân biệt củ tam thất bắc ta dựa vào đặc điểm về hình dáng như sau: Hình thoi, vỏ ngoài sần sùi, nhiều mấu cứng xám hoặc đen.
  • Tam thất bắc là cây thuộc họ nhân sâm, thân cây nhỏ cao khoảng 30-60cm, sống lâu năm, mọc đứng, vỏ cây không lông với rãnh dọc, lá kép kiểu bàn tay xòe, mọc vòng. Cây cần có tuổi đời từ 3-7 năm thì mới cho thu hoạch củ.

Củ tam thất nam

  • Tam thất nam hay còn được gọi là tam thất gừng, thổ tam thất, khương tam thất. Củ có hình hơi tròn, bề mặt củ nhẵn. Lá cây tam thất nam khá dày, to, không có răng cưa và thường mọc xếp thành từng tàu trồng lên nhau.
  • Cây tam thất nam thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm và mát như ở bờ suối, ven sông. Nếu so sánh, cả củ và hoa của cây tam thất nam đều ít giá trị hơn so với tam thất bắc.
Phân Loại, Cách Sử Dụng Và Giá Tiền Tam Thất
Phân Loại, Cách Sử Dụng Và Giá Tiền Tam Thất

Củ tam thất rừng

  • Tam thất rừng hay tam thất hoang, trúc tiết nhân sâm, tam thất hoang, tam thất lá xẻ, sâm hai lần chẻ, vũ điệp tam thất, hoàng liên thất.
  • Củ tam thất rừng thường thuôn một bên hoặc hình trứng, vỏ có màu  trắng vàng, thịt màu trắng ngà, vị hơi cay như gừng. Cây tam thất rừng ưa ẩm ướt nên thường mọc hoang ở nơi ven núi, hốc khe hoặc ven bờ suối. Trong tam thất rừng có 5 loại, phân loại dựa trên màu sắc của lõi củ là: Màu tím khoai môn, vàng, đỏ tía, xanh và trắng.

Củ tam thất tươi

  • Củ dạng tươi là dạng củ mới thu hoạch, chưa qua quá trình sơ chế để bảo quản. Tam thất tươi được đánh giá là rất tốt vì nó giữ nguyên được giá trị dược tính. Tuy nhiên, việc dùng tam thất tươi cũng có bất tiện là nếu không biết cách bảo quản thì củ dễ bị hỏng, không sử dụng được.

Củ tam thất khô.

  • Củ khô là dạng tam thất đã được sơ chế, phơi hoặc sấy khô để tiện cho quá trình sử dụng và bảo quản về sau. Tam thất khô nếu được sơ chế đúng cách thì giá trị dược tính không quá khác biệt so với loại tươi.

Cách sử dụng củ tam thất

  • Loại củ này được dùng trong điều trị nhiều chứng bệnh. Liều dùng thông thường là từ 4-8g ở dạng bột, thuốc sắc hay cao lỏng. Tuy nhiên, trong thực tế thì củ tam thất được dùng nhiều nhất ở hai dạng là dùng chín hoặc dùng sống.

Củ tam thất dùng sống

  • Để dùng Tam thất sống, thường thì ta cần tán củ thành bột mịn rồi trộn với mật ong để ăn trực tiếp. Ngoài ra, nhiều người cũng cắt củ tươi thành các lát nhỏ mỏng, hay mài ra pha với nước ấm nóng để uống. Ưu điểm của cách dùng này là tận dụng được tối đa dược tính trong củ. Tuy nhiên, vì tam thất có vị đắng nên nhiều người rất ngại dùng cách này.

Củ tam thất dùng chín

  • Tam thất có thể kết hợp được với nhiều nguyên liệu khác như thịt gà, thịt lợn, chim bồ câu, ngải cứu, nấm linh chi, nhân sâm… để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.

Giá của tam thất

  • Tam thất nam: 270.000đ ~ 360.000đ / 1kg
  • Tam thất bắc: tùy theo trọng lượng và kích thước dao động từ 500.000 ~ 2.000.000/1 kg.

Xem thêm bài viết : 

Tìm hiểu về đặc điểm của Tam Thất

Tìm hiểu về tác dụng Nụ hoa Tam thất

Sản phẩm Linh chi Hoàn Ngọc Xạ Tam Thất

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube