Nhân Sâm: “Linh Dược” Nhưng Cũng Không “Vạn Năng” !!!

Chưa rõ bạn đã biết hết những lưu ý khi sử dụng nhân sâm. Chúng tôi xin chia sẻ những lưu ý khi sử dụng nhân sâm cho bạn đọc biết rõ ràng nhất.

“Linh Dược” Nhân Sâm

  • Nhân sâm có chứa rất nhiều hợp chất Saponin – acid amin  – nguyên tố vị lương, có tác dụng rất tốt với việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe con người.
  • Chính vì những tác dụng đó Nhân sâm được xếp vào hàng ” thượng đẳng” dược liệu hay ” Linh dược”.
  • Sâm có rất nhiều tác dụng có thể kể đến như:
  • Tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ.
  • Ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
  • Giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp.

Nhân Sâm: "Linh Dược" Nhưng Cũng Không "Vạn Năng" !!!

  • Cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh, stress, tăng cường trí lực, sinh lực
  • Phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.
  • Giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn, giúp tăng sự tập trung.
  • Có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới.
  • Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.
  • Thúc đẩy các quá trình sinh tổng hợp quan trọng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, (hóa chất độc hại)…
  • Bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
  • Nâng đỡ hệ thống tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón.
  • Giải độc, ngăn ngừa kích ứng da, viêm da và các bệnh về da.

“Linh Dược” Nhưng Cũng Không “Vạn Năng”

  • Nhưng tác dụng thực tiễn của Nhân Sâm là không thể phủ nhận nhưng nếu dùng không đúng cách, không đúng liều lượng có thể khiến cho bệnh chuyển biến xấu đi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Khi nói về Nhân sâm đã có một lời khuyên  mang tính  kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Vốn là, khi xưa đã có một thầy thuốc, sau khi cho một bệnh nhân uống nhân sâm, người bệnh  này đã bị tử vong. Vấn đề là ở chỗ người thầy thuốc này lại cứ cho rằng, ông ta không hề có một sai sót gì cả! Vì trước đó, ông đã từng đọc rất kỹ sách đã chỉ rõ: “Phúc thống phục nhân sâm…”, tức là “đau bụng uống nhân sâm…”. Đáng tiếc là, người thầy thuốc này đã chưa đọc hết hai chữ nữa ở trang sau: “tắc tử”, nghĩa là “ sẽ chết”. Qua kinh nghiệm thực tế, khái niệm “phúc thống” trong trường hợp chết người này là chỉ các triệu chứng đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng  ỉa chảy,  đầy bụng, trướng bụng…, nếu dùng Nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng, ngoài ra, những người cao huyết áp cũng không nên dùng Nhân sâm; những người hay mất ngủ tránh dùng sâm vào buổi chiều và buổi tối.
  • Hiện nay, trên thị trường Nhân sâm được bán rất nhiều, đủ mọi dạng như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, trà sâm, các loại mỹ phẩm có sâm…
  • Nhiều người cho rằng Nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, nhiều phụ huynh đã mua nước sâm, trà sâm cho con uống để mong tiêu tan rôm sẩy, mụn nhọt hay bồi bổ để trẻ tăng cân.  Thực ra nếu dùng không đúng, Nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.
  • Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.
Nhân Sâm: "Linh Dược" Nhưng Cũng Không "Vạn Năng" !!!
Nhân Sâm: “Linh Dược” Nhưng Cũng Không “Vạn Năng” !!!

Những người cần lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Những người mắc bệnh gan

  • Những người mắc bệnh gan mật cần tránh sử dụng Nhân sâm bởi người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt… đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát.
  • Việc uống Nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.

Những người đau dạ dày

  • Nhân sâm cũng được cấm kỵ sử dụng với người đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu.
  • Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau

Mẹ bầu đang mang thai

  • Mang thai cần lưu ý khi dùng nhân sâm: Nhân sâm thuộc loại nguyên khí đại bổ, vì thế sau khi mang thai không lâu, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều thì có thể khiến cho khí thịnh còn âm hoa tổn, âm mà suy thì hỏa vượng, đó chính là ” khí hữu dư, tiện thị hỏa” (ý nói: khí thừa nhiều sẽ chuyển thành hỏa).

Xem thêm bài viết : 

Tìm hiểu về Linh Chi

Tìm hiểu về thần dược Tam thất

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube