Mãn kinh là một tiến trình tự nhiên của quá trình lão hóa. Bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với sự thay đổi tâm lý và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật. Lão hóa và trầm cảm là những vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
MỤC LỤC :
Mãn kinh là gì?
Mãn kinh là giai đoạn quá độ từ tuổi trung niên sang tuổi già. Về mặt sinh lý, đó là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời. Đây là cả một quá trình biến đổi rất dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormone thay đổi, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục,… Thường thì thời kỳ này bắt đầu từ tuổi 40, kéo dài vài năm trước kỳ kinh cuối tới 1 – 2 năm sau đó, trung bình khoảng 10 – 20 năm.
Nguyên nhân gây nên bệnh mãn kinh
1.Do yếu tố di truyền
Nếu không có tình trạng sức khỏe nào rõ ràng gây mãn kinh sớm, nguyên nhân có thể là do di truyền.
Biết được khoảng thời gian mẹ của bạn bắt đầu mãn kinh có thể giúp cung cấp manh mối về việc khi nào bạn sẽ bắt đầu quá trình này. Nếu như mẹ của bạn từng trải qua mãn kinh sớm, bạn có nguy cơ gặp điều tương tự. Tuy nhiên, gen chỉ là một phần của vấn đề.
2. Nguyên nhân bắt nguồn từ lối sống
Một vài nguyên nhân bắt nguồn từ lối sống có thể tác động đến việc khi nào bạn bắt đầu quá trình mãn kinh. Khói thuốc lá gây giảm lượng Estrogen và đóng góp vào sự xuất hiện của mãn kinh sớm.
Chỉ số khối cơ thể ( BMI ) cũng có thể là một yếu tố liên quan đến mãn kinh sớm. Estrogen được dự trữ trong mô mỡ. Những phụ nữ có cơ thể gầy gò thường có lượng Estrogen dự trữ ít hơn và có thể cạn kiệt sớm.
Vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng một người có chế độ ăn chay, ít tập thể dục, và ít tiếp xúc với ánh nắng đều có thể gây ra việc mãn kinh sớm.
3. Khiếm khuyết về nhiễm sắc thể
Một số khiếm khuyết về nhiễm sắc thể có thể dẫn đến sự mãn kinh sớm. Ví dụ, hội chứng Turner ( còn được gọi là đơn nhiễm sắc thể X ) liên quan đến việc được sinh ra với nhiễm sắc thể thiếu hoàn thiện. Nữ giới mắc hội chứng Turner thường có buồng trứng bị rối loạn chức năng. Điều này thường khiến họ mãn kinh từ rất sớm.
Các khiếm khuyết về nhiễm sắc thể khác cũng có thể gây ra mãn kinh sớm. Bao gồm rối loạn tuyến sinh dục nghiêm trọng, một biến thể từ hội chứng Turner. Ở tình trạng này, buồng trứng không còn hoạt động nữa. Thay vào đó, các chu kỳ và giới tính thứ phát được thay thế vào bởi hormone và thường diễn ra ở tuổi thanh thiếu niên.
Những phụ nữ bị mắc hội chứng Fragile X, hoặc những người mang gen bệnh này cũng thường gặp phải mãn kinh sớm. Hội chứng này được lan truyền theo các thế hệ trong gia đình.
4. Bệnh tự miễn
Mãn kinh từ rất sớm có thể là triệu chứng của bệnh tự miễn như là bệnh về tuyến giáp hay bệnh thấp khớp. Đây là khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn một phần trong cơ thể là kẻ xâm lấn và bắt đầu tấn công bộ phận này. Sự viêm gây ra bởi các bệnh này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng. Mãn kinh bắt đầu khi buồng trứng ngừng hoạt động.
5. Suy giảm tự nhiên của hormone sinh sản
Khi đến với những năm cuối của ngưỡng tuổi 30-40, buồng trứng sẽ bắt đầu sản xuất ít đi lượng Estrogen và Progesterone – những hormone điều hòa kinh nguyệt – và khả năng sinh sản của bạn bị giảm đi. Ở những năm 40, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể trở nên dài hoặc ngắn hơn, nhiều hay nhẹ hơn, thường xuyên hay thỉnh thoảng hơn, cho đến cuối cùng – trung bình khoảng vào tuổi 51 – buồng trứng của bạn sẽ dừng sản xuất trứng và bạn sẽ không còn kinh nguyệt nữa.
6. Phẫu thuật cắt tử cung
Phẫu thuật cắt tử cung nhưng giữ lại buồng trứng thường không gây mãn kinh ngay. Dù bạn không còn kinh nguyệt nữa, buồng trứng vẫn phóng trứng và sản sinh Estrogen và Progesterone. Nhưng phẫu thuật cắt bỏ cả tử cung và buồng trứng ( cắt bỏ hoàn toàn tử cung và hai bên buồng trứng ) sẽ gây mãn kinh ngay lập tức. Kinh nguyệt của bạn sẽ dừng lại ngay và bạn dường như sẽ gặp những cơn nóng bừng hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác của mãn kinh có thể nghiêm trọng hơn.
7. Hóa trị và xạ trị
Những phương pháp điều trị ung thư này có thể gây ra mãn kinh và mang đến những triệu chứng như những cơn nóng bừng trong suốt hoặc một khoảng thời gian ngắn sau quá trình điều trị. Kinh nguyệt (và khả năng sinh sản) không phải lúc nào cũng biến mất vĩnh viễn sau khi hóa trị, vì vậy các biện pháp kiểm soát sinh sản vẫn có triển vọng.
8.Suy buồng trứng nguyên phát
Có khoảng 1% phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh rất sớm từ trước tuổi 40. Điều này gây ra bởi việc suy buồng trứng nguyên phát – khi buồng trứng không tạo ra lượng hormone sinh sản một cách bình thường – do những nguyên nhân di truyền hoặc do bệnh tự miễn. Nhưng thường thì không nguyên nhân nào rõ ràng. Đối với những phụ nữ này, liệu pháp hormone thường được khuyến nghị sử dụng ít nhất cho đến độ tuổi trung bình của quá trình mãn kinh nhằm bảo vệ não bộ, tim và hệ xương.
Triệu chứng của mãn kinh
Dấu hiệu và triệu chứng thể chất có thể bao gồm:
- Cơn bốc hỏa (mặt đỏ hồng, nóng, xảy ra ở khoảng 60% phụ nữ).
- Vã mồ hôi ( thường vào ban đêm )
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
- Đau khớp và xương
- Đau ngực
- Dị cảm da ( cảm giác tê, bất thường )
- Khô niêm mạc âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục, tiểu buốt, tiểu rắt.
Các dấu hiệu và triệu chứng tâm lý có thể bao gồm:
- Lo âu, trầm cảm, phiền muộn
- Giảm quan tâm tình dục
- Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt
- Khó tập trung
- Thiếu tự tin
- Khó ngủ
Sức khỏe tuổi mãn kinh
1. Những nỗi lo tuổi mãn kinh của phụ nữ
- Nỗi lo về sức khỏe:
– Nồng độ Estrogen suy giảm có thể dẫn tới loãng xương, xương bị yếu, dễ gãy. Gãy xương ở tuổi mãn kinh và cao tuổi hơn thường khó lành và gây nên nhiều biến chứng nặng nề.
– Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim tăng cao. Nguyên nhân là do tuổi tác cộng thêm sự suy giảm nội tiết tố nữ Estrogen.
- Nỗi lo về sắc đẹp:
Phụ nữ mãn kinh dễ tăng cân, tăng mỡ bụng, cơ nhão, da nhăn nheo, mất tính đàn hồi, tóc khô, dễ gãy rụng, vú cũng trở nên teo và nhão,…
- Nỗi lo về tâm sinh lý:
– Tính tình thay đổi: dễ cáu bẳn, bực bội, khó chịu, dễ xúc động, khóc lóc, giảm khả năng tập trung, hay quên, hay bị bốc hỏa, đổ mồ hôi…
– Ham muốn tình dục suy giảm, khô âm đạo gây giao hợp đau.
– Rối loạn hệ tiết niệu: són tiểu, tiểu rắt, nhiễm trùng tiểu,….
2. Cách chăm sóc sức khỏe tuổi mãn kinh
- Tập thể dục thể thao điều độ nhưng không quá gần giờ đi ngủ vì có thể khiến chị em khó ngủ hơn.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Ngủ đúng giờ, đủ giấc, nên ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày.
- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học: Phụ nữ mãn kinh nên ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành, thức ăn nhiều canxi, axit béo,…
- Thư giãn (giải tỏa stress) nhằm tránh ảnh hưởng tới hoạt động của các nội tiết tố.
- Hiểu tình trạng sức khỏe của bản thân: Cần chú ý theo dõi các bất thường, nếu gặp vấn đề gì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để biết cách khắc phục.
- Khám sức khỏe định kỳ: Sẽ giúp phát hiện các bất thường, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
- Bổ sung Estrogen thảo dược – gợi ý không thể bỏ qua: Estrogen thảo dược sẽ giúp cơ thể tự sản sinh Estrogen nội sinh, cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mãn kinh khó chịu. Sản phẩm chứa EstroG-100 cùng tiền nội tiết tố Pregnenolone sẽ hiệu quả và an toàn với phụ nữ mãn kinh.
Xem thêm:
Rối loạn nội tiết tố nữ : Nguyên nhân và cách điều trị
Nội tiết tố nữ . Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố