Khắc phục chứng mất ngủ khi bầu bí

Mất ngủ tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cuộc sống của bà bầu trở nên khó khăn. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở bà bầu và làm thế nào để thai phụ có giấc ngủ trọn vẹn? Dưới đây là cách khắc phục chứng mất ngủ khi bầu bí.

Giai đoạn 1 (ba tháng đầu)

Nguyên nhân

Ốm nghénHầu hết các bà bầu mang thai ở tháng thứ 2 đều phải đối mặt với hiện tượng ốm nghén. Bạn sẽ thường xuyên gặp những cơn buồn nôn rất khó chịu và đó là nguyên nhân trực tiếp ‘gây rối’ giấc ngủ trong giai đoạn đầu mang thai này.

Tâm lý lo lắng: Thường ở những tháng đầu mang thai, các mẹ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi không thể kiểm soát, đặc biệt ở những phụ nữ lần đầu mang thai. Thêm vào đó,  tâm lý lo lắng về việc chăm sóc sức khỏe, cách bảo vệ thai nhi, bổ sung dinh dưỡng như thế nào… cũng khiến hầu hết các mẹ hoang mang. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ mỗi đêm.

Khắc phục chứng mất ngủ khi bầu bí
Ốm nghén gây mất ngủ ở bà bầu

Giải pháp

Để khắc phục tình trạng mất ngủ do ốm nghén  trong giai đoạn này, bạn nên tìm hiểu xem mình ốm nghén loại nào để biết cách điều trị phù hợp. Nếu bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nên sử dụng những loại trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà làm nước uống hàng ngày.

Bạn cũng nên dành  thời gian tìm hiểu về kiến thức mang thai để không còn cảm giác lo lắng hoang mang về chuyện bầu bí. Tốt nhất, hãy tập tạo cho mình thói quen sống thoải mái để hạn chế chứng mất ngủ.

Giai đoạn 2 (từ tháng thứ 4-6)

Nguyên nhân

Khó thởGiai đoạn này do tác động của hormone trong quá trình mang bầu làm hơi thở bạn chậm và sâu làm bạn có cảm giác khó khăn khi thở. Khi bào thai càng lớn lên, bạn càng khó thở hơn vì dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành.

Đau nhức chân và lưng: Lưng và chân bạn ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé, gây cảm giác khó chịu cho bạn. Nhiều bà bầu trong giai đoạn này còn thường xuyên mắc chứng chuột rút ban đêm. Nguyên nhân là do sự gia tăng trọng lượng của bào thai, hoặc thiếu canxi, kali.

Đi tiểu thường xuyên: Thận của bạn phải làm việc thêm 30% – 50% trong suốt quá trình mang bầu kết quả là lượng urê tăng vọt. Hơn nữa dạ con ngày một lớn và chèn ép lên bàng quang khiến bạn khó chịu và phải đi tiểu khá thường xuyên.

Khắc phục chứng mất ngủ khi bầu bí
Trước khi đi ngủ, bà bầu nên nhờ chồng massage đôi bàn chân để thư giãn

Giải pháp

Trong giai đoạn này, bạn phải thường xuyên đến gặp bác sĩ để kiểm tra những thay đổi trong cơ thể. Việc bổ sung các loại vitamin đầy đủ sẽ giúp bà bầu khắc phục được phần lớn những nguyên nhân gây bệnh mất ngủ trên.

Trong trường hợp bạn thường xuyên bị đau nhức chân tay và gặp các cơn chuột rút, bạn cần vận động nhiều hơn trong ngày và nên tập thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng. Đồng thời, bạn cũng nên nhờ chồng trước khi đi ngủ massage đôi bàn chân để thư giãn và chống mệt mỏi.

Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)

Nguyên nhân

Tư thế nằmỞ giai đoạn này nguyên nhân lớn nhất gây mất ngủ ở thai phụ là do tư thế nằm không thoải mái. Từ tháng thứ 7, bầu thai đã phát triển khá lớn và bạn sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc chọn vị trí nằm hợp lí.

Chứng ợ nóngỢ nóng, ợ hơi tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng nó khiến cho bạn không thể có giấc ngủ ngon vì luôn có cảm giác nóng ran trong cổ họng.

Khắc phục chứng mất ngủ khi bầu bí
Bà bầu nên chọn cho mình tư thế ngủ phù hợp nhất

Giải pháp

Ở giai đoạn này, bạn cần tìm hiểu những tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu để tìm một tư thế phù hợp với mình. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên dùng nhiều gối để đỡ quanh bụng và lưng khi ngủ. Bạn cũng có thể sắm những chiếc gối đặc biệt dành cho giai đoạn bầu bí: đó là gối hình cái nêm hay gối dài.

Để khắc phục hiện tượng ợ nóng, bà bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa chính, ăn chậm, nhai kỹ và uống ít nước hơn trong khi ăn. Bạn không nằm ngay sau khi vừa ăn xong và không mặc quần áo quá bó sát. Khi nằm kê gối cao giữ đầu cao hơn chân có thể đặt gối dưới vai để giúp ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược.

Xem thêm:

Dấu hiệu nguy hiểm cho bà bầu cần biết

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu và lần 2

Mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của phụ nữ

anh facebook x 300x200 1