Viêm cầu thận mạn là một bệnh bao gồm các triệu chứng như đi tiểu ra máu và trong nước tiểu có chứa protein. Kéo theo đó là các chức năng của thận bị suy giảm từ từ. Phát hiện ra sớm dựa vào việc có hồng cầu niệu và protein niệu kéo dài và xuất hiện thêm các triệu chứng: phù, cao huyết áp, thiếu máu.
MỤC LỤC :
Xét nghiệm viêm cầu thận mạn
Chẩn đoán xác định
- Phù.
- Protein niệu.
- Hồng cầu niệu.
- Trụ niệu.
- Urê máu, Creatinin máu tăng.
- Hình ảnh X quang, chụp thận.
Chẩn đoán phân biệt
– Viêm thận bể thận mạn tính thường có viêm nhiễm tiết niệu, sỏi thận – tiết niệu lâm sàng không có phù, protein niệu thấp, ít khi quá l g/24h, bạch cầu niệu nhiều, có vi khuẩn niệu. Nếu có trụ thì là trụ bạch cầu. Hai thận to nhỏ không đều, bờ thận thường gồ ghề, đài thận bể thận có thể giãn rộng (chụp UIV).
– Xơ mạch thận lành tính xảy ra do tăng huyết áp thời gian dài. Đặc trưng tổn thương là xơ hóa động mạch do lắng đọng Protein- Lipid huyết tương làm tổn thương tế bào nội mạc gây hẹp lòng động mạch. Protein niệu thường xuất hiện trước khi có tăng huyết áp hoặc cùng một lúc.
– Viêm cầu thận cấp: bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn ở họng và da, sau đó xuất hiện phù, đái ít, đái máu, cao huyết áp. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm hoặc chụp thận nếu hai thận nhỏ hơn bình thường là viêm cầu thận mạn.
– Viêm cầu thận cấp tiến triển nhanh: bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn ở họng và da, sau đó xuất hiện phù, tiểu ít, tiểu ra máu, cao huyết áp, urê máu và creatinin máu tăng.
Chẩn đoán thể bệnh
– Thể tiềm tàng: Dựa vào bệnh nhân có tiền sử bệnh cầu thận, xét nghiệm có hồng cầu niệu, trụ niệu kéo dài. Chẩn đoán chắc chắn dựa vào sinh thiết thận. Đợt cấp của viêm cầu thận mạn:Bệnh nhân có tiền sử viêm cầu thận mạn và có các yếu tố thuận lợi như:
- Tăng huyết áp ác tính.
- Có các đợt nhiễm khuẩn.
- Có thai…
– Viêm cầu thận mạn là một bệnh mạn tính do các bệnh tại cầu thận tiến triển, kéo dài hàng tháng, đến hàng năm. Phát hiện ra sớm dựa vào việc có hồng cầu niệu và protein niệu kéo dài và xuất hiện thêm các triệu chứng: phù, cao huyết áp, thiếu máu
Viêm cầu thận mạn có chữa được không?
– Điều trị viêm cầu thận mạn khá là khó và phức tạp. Hạn chế sự tiến triển của bệnh bằng cách:
- Kiểm soát huyết áp, nghỉ ngơi, ăn nhạt và dùng lợi tiểu khi có phù và cao huyết áp.
- Tránh bị nhiễm trùng như giữ vệ sinh sạch sẽ, mang khẩu trang khi ra đường, giữ ấm khi trời lạnh…
- Khi có suy thận cần hạn chế protein trong khẩu phần thức ăn.
- Tránh dùng các thuốc độc cho thận như kháng sinh họ Aminoglycosides, kháng viêm không phải corticoid.
– Bên cạnh đó bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ điều trị viêm cầu thận mạn:
- Lợi tiểu: Lasix 40mg x 1 viên/24h. Có thể cho liều cao hơn nếu vẫn còn phù.
- Thuốc hạ áp các nhóm thuốc đều dùng được. Khi có suy tim thì không dùng thuốc chẹn β giao cảm.
- Dùng kháng sinh khi có đợt viêm nhiễm: Cần cho dùng các kháng sinh thích hợp, tránh các kháng sinh độc cho thận, dùng kéo dài từ 7-14 ngày. Đối với viêm họng thì tốt nhất là Penicillin hoặc Ampicillin.
Tham khảo thêm: