Các thảo dược tốt cho dạ dày

Đau dạ dày là bệnh lý rất phổ biến trong cộng đồng. Bệnh tác động lớn đến sức khỏe, chất lượng sống và hiệu quả công việc của người bệnh. Bênh đau dạ dày nếu không chữa trị sớm sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Vậy, đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp bao gồm các vấn đề về dạ dày: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Điều này gây nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không những thế, trong nhiều trường hợp, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý sinh dục của quý ông, quý bà, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Có 3 vị trí phổ biến mà người mắc chứng đau dạ dày cần quan tâm:

  • Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.
  • Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi…
  • Đau vùng bụng giữa: vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…
dạ dày 9
Đau dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Để có biện pháp phòng tránh và chữa trị bệnh một cách hiệu quả thì người bệnh nên nắm rõ một số nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày đó là:

  1. Do hút thuốc lá
  2. Do uống rượu bia
  3. Do ăn uống không khoa học
  4. Do vi khuẩn HP
  5. Do stress, căng thẳng…
Thiết kế không tên 15 3
Hút thuốc lá có thể dẫn đến đau dạ dày

Nguyên nhân đau dạ dày do hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân mắc bệnh đau bao tử phổ biến hiện nay. Thuốc là có rất nhiều chất độc hại làm tăng việc bài tiết HCL và Pepsin.

Nguyên nhân đau dạ dày do sử dụng rượu bia

Rượu bia được xem là các loại đồ uống hàng đầu gây ra bệnh lý về tiêu hóa và tổn hại sức khỏe. Hầu hết các chất có trong rượu bia đều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dần dần dẫn đến khả năng bị viêm loét dạ dày hay nặng hơn là chảy máu hoặc thủng dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân đau dạ dày do ăn uống

Việc ăn uống sinh hoạt không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về đường tiêu hóa như: đại tràng, ruột thừa và đặc biệt là đau dạ dày. Do một số thói quen ăn uống nghỉ ngơi không khoa học đúng giờ hay do thực phẩm không đảm bảo, ăn nhiều đồ cay nóng….dẫn đến khả năng gây bệnh càng lớn hơn.

Vi khuẩn HP gây bệnh đau dạ dày

Theo tìm hiểu tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn thì hơn 75% những ca mắc bệnh đau bao tử đều do nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP sau một thời gian cư trú trong dạ dày sẽ gây tổn thương cho niêm mạc dẫn đến việc viêm loét gây ra tình trạng đau dạ dày.

Nguyên nhân đau dạ dày do tinh thần căng thẳng

Tinh thần căng thẳng gây ra hiện tượng co thắt dạ dày từ đó kích thích quá trình nhu động ruột làm bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế trong khi chữa trị bệnh dạ dày thì bác sỹ tại baosonhospital luôn khuyến cáo rằng người bệnh cần phải luôn luôn giữ tinh thần tốt tránh ảnh hưởng quá trình trị bệnh.

 

dạ dày 10
Do căng thẳng

Các vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày đau bên nào? vị trí nào, chỗ nào…? Hầu hết người bị đau dạ dày ban đầu đều có dấu hiệu đau bụng vị trí phía trên rốn hay còn gọi là đau bụng vùng thượng vị. Ngoài ra người bệnh có khi còn đau bụng âm ỉ hoặc đau một cách dữ dội liên tục trong một khoảng thời gian. Đau bụng vị trị trên rốn ngày càng dày và nặng hơn hoặc đau khi quá no, đau bụng khi quá đói… là một trong những triệu chứng nhận biết của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn đầu.

1. Đầy bụng khó tiêu

Khi cơ thể có một số hiện tượng như đầy hơi, chướng bụng khó tiêu hóa, sau khi ăn thì bị đau bụng mức độ nhẹ thì bạn cần theo dõi hoặc đi khám tại một số bệnh viện uy tín như Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn để có thể phát hiện bệnh đau bao tử sớm nếu để lâu bệnh sẽ có các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Ợ chua, ợ hơi

Khi bao tử bị rối loạn vì vậy thức ăn khó tiêu lên men và gây ra một số triệu chứng nhận biết dễ dàng như ợ hơi, ợ chua. Nếu bạn đang bị tình trạng ợ hơi, ợ chua liên tục thì cần đi kiểm tra và chẩn đoán bệnh ngay có thể bạn đang bị bệnh đau dạ dày.

3. Buồn nôn hoặc nôn

Khi bị đau dạ dày nhẹ hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn ói. Nếu bạn thường xuyên có dấu hiệu này thì cần chú ý đi khám và kiểm tra dạ dày tránh việc thức ăn trào ngược từ dạ dày ra ngoài dẫn đến việc rách thực quản tổn thương niêm mạc gây ra các bệnh dạ dày nguy hiểm.

4. Đại tiện ra máu

Khi có triệu chứng đại tiện (đi cầu) ra máu thì đây là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày.
Khi bị đại tiện ra máu, nôn ra máu…kèm theo tình trạng cơ thể mệt mỏi, chóng mặt…thì bạn cần phải đi khám dạ dày ngay vì có thể bạn đang bị biến chứng thành viêm loét hoặc ung thư dạ dày.

 

Thiết kế không tên 16 3
Đầy bụng, khó tiêu

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh lý có thể chữa trị một cách hết sức đơn giản nếu được chẩn đoán và phát hiện kịp thời. Nhưng rất nhiều người bệnh chủ quan và coi thường quá trình diễn tiến của bệnh lý gây ra một số bệnh dạ dày nguy hiểm . Một số biến chứng khi bị đau dạ dày đó là:

  1. Viêm loét dạ dày
  2. Viêm hang vị dạ dày
  3. Trào ngược dạ dày
  4. Xuất huyết ( chảy máu ) dạ dày
  5. Ung thư dạ dày
dạ dày 6
Trào ngược dạ dày

Các loại thảo dược tốt cho dạ dày

Chè dây

Chè dây (tiếng gọi là Thau rả, tiếng Tày gọi là Khau rả…) là thảo dược quý đã được dùng rộng rãi trong dân gian, thường được phơi khô, sao qua rồi hãm với nước đun sôi như pha chè, dùng chữa các bệnh liên quan tới dạ dày, còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.

– Nhóm nghiên cứu đã xác định trong cây chè dây có thành phần chính là flavonoid có khả năng giảm đau, liền vết loét và có tác dụng ức chế xoắn khuẩn Helicobacter Pylori. Đây là “thủ phạm” hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và xác định cây chè dây không có độc tính và có độ an toàn cao.

dạ dày 12
Chè dây

Dạ cẩm

  • Dạ cẩm còn được biết đến với các tên gọi khác là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm… Cây mọc hoang tại một số tỉnh miền núi ở nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên… Người ta thường hái lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ về phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.
  • Theo nghiên cứu, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Trong dân gian, dạ cẩm thường được dùng như một loại thuốc trị viêm loét miệng, loét lưỡi rất tốt.
  • Xuất phát từ tác dụng chữa viêm loét của dạ cẩm, năm 1962, Bệnh viện Lạng Sơn lần đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày. Thảo dược này có tác dụng giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, giảm ợ chua, làm se vết loét. Chính vì thế, dạ cẩm được coi là một trong số các cây thuốc đầu bảng cho việc chữa căn bệnh dai dẳng viêm dạ dày mãn tính.
dạ dày 11
Cây dạ cẩm

Lá khôi

  • Cây khôi  còn được gọi là Cây độc lực, Đơn tướng quân, Khôi nhung… Lá khôi là vị thuốc chữa đau bụng, đau dạ dày được ứng dụng nhiều trong dân gian.
  • Trong Đông y, lá khôi là một vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Loại thảo dược này không chỉ có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị mà còn giúp làm se vết loét, làm lành các vết thương do viêm ở dạ dày và tá tràng nhanh chóng.
  •  Đặc biệt, không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường, giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, thảo dược này còn giúp người bệnh ăn ngon và ngủ tốt hơn.
dạ dày 3
Lá khôi

Xem thêm:

Người bị bệnh đau dạ dày không lên ăn gì?

anh facebook x 300x200 1