Suy gan xảy ra khi gan bị tổn thương hoặc chức năng của gan không còn hoạt động được nữa. Đây là tình trạng nguy kịch đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy làm sao để nhận biết được khi bị suy gan? Các dấu hiệu suy gan là gì?
Suy gan là gì?
– Suy gan là hiện tượng chức năng gan suy giảm, gan bị hủy hoại, biến dạng và khó phục hồi. Suy gan dẫn đến gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng đối với cơ thể. Nguyên nhân gây suy gan:
- Viêm gan vi rút A, B, C, D, ..có nguy cơ cao bị suy gan.
- Do sử dụng các loại thuốc thời gian dài, thường xuyên như Peracetamol. Thuốc kháng viêm không steroid, Halothane, …
- Ngộ độc các loại nấm
- Uống nhiều bia rượu, thuốc lá
- Chế độ ăn uống chứa nhiều cất độc hại khiến khiến gan phải làm việc quá sức trong thời gian dài dẫn đến chức năng gan suy giảm
– Suy gan có thể đe dọa tính mạng người bệnh nên cần được điều trị kịp thời.
– Suy gan gồm 2 dạng là suy gan cấp tính và suy gan mãn tính
- Suy gan cấp có thể xảy ra đột ngột mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh thường tấn công nhanh và chức năng gan sẽ bị mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
- Suy gan mãn tính thường là kết quả của xơ gan, diễn tiến của bệnh chậm, có thể mất vài tháng hoặc vài năm mới xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Các dấu hiệu suy gan
– Những triệu chứng đầu tiên của suy gan thường có thể liên quan đến bất kỳ chỉ số hoặc tình trạng nào, do vậy rất khó để chẩn đoán được suy gan ở giai đoạn đầu.
– Một số triệu chứng suy gan khi bệnh mới khởi phát gồm:
- Cảm giác buồn nôn
- Người bệnh chán ăn
- Cảm giác mệt mỏi
- Bị tiêu chảy
- Tình trạng giảm cân xảy ra.
– Khi tình trạng suy gan trở nên nặng hơn, các dấu hiệu cũng sẽ bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn với các biểu hiện:
- Vàng mắt, vàng da
- Bầm da hoặc chảy máu
- Phù chân
- Bụng bị chướng, tích tụ dịch trong bụng
– Các dấu hiệu trên có thể liên quan đến các vấn đề hoặc các rối loạn khác khiến cho các bác sĩ khó có thể chẩn đoán được bệnh suy gan. Có những trường hợp không thể phát hiện được ra bệnh cho đến khi tình trạng suy gan đã tiến triển đến giai đoạn tử vong bởi không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến suy gan.
– Khi ở giai đoạn này thì người bệnh có thể bị mất phương hướng, buồn ngủ, thậm chí có thể còn bị hôn mê.
Phòng ngừa suy gan
– Để phòng ngừa suy gan, cách tốt nhất là hạn chế nguy cơ phát triển xơ gan và viêm gan.
– Một số biện pháp để phòng ngừa suy gan gồm:
- Cần được tiêm phòng đầy đủ: tiêm globulin miễn dịch, tiêm phòng viêm gan để tránh bị viêm gan A, viêm gan B.
- Bổ sung đầy đủ các thực phẩm khác nhau, hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng
- Không nên uống quá nhiều bia rượu
- Vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn
- Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào máu của người mà bạn không biết rõ tình trạng sức khỏe
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân
- Khi quan hệ, nên dùng các biện pháp bảo vệ như dùng bao cao su
- Không dùng chung bơm kim tiêm
– Không phải lúc nào những bệnh lý về gan cũng xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng. Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng vì không chỉ có chức năng lọc máu mà còn sản sinh ra hormon để dự trữ năng lượng.
– Chính vì vậy, để hạn chế tiến triển của bệnh suy gan, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa trị một cách tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu