Thoát Vị Đĩa Đệm – Nguyên Nhân và Triệu Chứng

Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì?

Đĩa đệm là lớp ”nệm” lót nằm giữa các đốt sống giúp giảm xóc và giảm ma sát, tránh tổn thương xương cột sống trong quá trình vận động. Một đĩa đệm được cấu tạo nên từ 2 phần: Phần bao bọc bên ngoài là những sợi hình khuyên và dai gọi là bao xơ, còn phần nằm bên trong có đặc tính mềm và sền sệt dạng gel gọi là nhân nhầy.

Khi vòng bao sơ bị nứt hoặc rách, nhân nhầy se tràn ra ngoài, chèn ép dây thần kinh gây đau nhức dọc cột sống và tê mỏi tay chân. Hiện tượng này chính là thoát vị đĩa đệm mà nếu không được điều trị sớm, khi nhân nhầy chèn ép lên rễ thần kinh hoặc lọt vào ống sống dẫn đến nguy cơ bại liệt và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác như ruột, bàng quang.

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
  • Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

 

Nguyên Nhân Gây Thoát Vị Đĩa Đệm

Một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu bao gồm:

  • Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
  • Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

 

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác dù không trực tiếp gây bệnh, tăng đáng kể nguy cơ thoát vị đĩa đệm:

  • Cân nặng: Trọng lượng cơ thể dư thừa (cân nặng vượt chuẩn tức là chỉ số BMI đã vượt qua mức 18,5 đến 22,9) gây thêm căng thẳng cho các đĩa đệm, nhất là đĩa đệm ở thắt lưng của bạn.

  • Đặc điểm nghề nghiệp: Những người làm công việc đòi hỏi càng nhiều sức lực lên cột sống, nguy cơ thoát vị đĩa đệm càng cao, điển hình là công nhân khuân vác, thợ xây, nông dân, người đứng hay ngồi lâu (thợ máy, hớt tóc, công nhân nhà máy)…

  • Di truyền: Một số người có khả năng thoát vị đĩa đệm khi người thân trong gia đình là “nạn nhân” của căn bệnh này.

  • Hút thuốc: Việc hút thuốc có thể làm giảm lượng oxy cung cấp đến đĩa đệm, khiến đĩa đệm bị lão hóa và hư hỏng nhanh hơn.

  • Lái xe thường xuyên: Ngồi trong thời gian dài kết hợp với các rung động và chuyển động của xe khiến đĩa đệm cùng cấu trúc cột sống bị tác động mạnh mẽ, tăng nguy cơ thoát vị.

  • Lối sống ít vận động: Vận động giúp đĩa đệm hấp thu dinh dưỡng và oxy tốt hơn. Vì vậy, đĩa đệm của những người có thói quen lười vận động hay ít vận động có thể bị thoát vị sớm hơn bình thường.

Đối Tượng Dễ Mắc Thoát Vị Đĩa Đệm

Những đối tượng thường có nguy cơ cao mắc phải thoát vị đĩa đệm:

  • Người bị thoái hóa, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống,…
  • Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc.
  • Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, tư thế ngồi làm việc, học tập không đúng…
  • Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, gút,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
  • Người cao tuổi.
  • Những người làm công việc đòi hỏi phải liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao…
  • Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng.

 

Triệu Chứng Thoát Vị Đĩa Đệm

  • Đau thắt lưng: Đây là triệu chứng thường thấy và sớm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đau thắt lưng thường xuất hiện trước hoặc xuất hiện cùng lúc với các cơn đau cơ bắp đùi, các cơn đau kéo dài liên tục, đau cục bộ hoặc đau diện rộng không xác định rõ vị trí. Cơn đau giảm nhẹ khi nằm ngửa, cơn đau tăng lên khi làm việc quá sức hoặc đứng lâu, một số người bệnh bị đau co thắt, khó chịu giống như đau bụng và kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Một số người bệnh có thể không cảm nhận được vị trí tổn thương tại vùng thắt lưng ngay ở thời điểm đó, vài ngày hoặc vài tháng thậm chí cả năm sau đó.
  • Đau từng đợt: Người bệnh đau phần chi dưới , tê hoặc mất sức khi đi bộ, cơn đau chỉ giảm nhẹ khi dừng lại, ngồi xổm, vặn mình. Khi đi bộ khoảng 10m – 20m hoặc vài trăm mét người bệnh có dấu hiệu hẹp ống cột sống tại vùng đĩa đệm bị thoát vị. Đối với người bị hẹp ống cột sống bẩm sinh, tràn dịch nhân nhầy càng làm hẹp ống cột sống, gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Đau lan tỏa phần chi dưới: Cơn đau thường xảy ra với những người bị chấn thương, lao động nặng, nhiễm lạnh và hoạt động nhiều vùng thắt lưng. Ngoài ra bệnh đau thắt lưng thường xảy ra với những người ít vận động, mang vác vật nặng hoặc bị chấn thương. Các tác động lên vùng bụng như ho, dùng sức đại tiện, cười lớn, hắt hơi, ho dai dẳng đều có thể làm tăng cơn đau vùng thắt lưng.
  • Bị tê cứng: Những người bị thoát vị đĩa đệm, có 1 số trường hợp không bị đau phần chi dưới nhưng lại xuất hiện cảm giác bị tê cứng. Điều này chủ yếu do vị trí sắp xếp hạn chế của các đĩa và sợi thần kinh xúc giác gây ra. Mặt ngoài của đùi bị cản trở bởi vòng sơ và sự thoái hóa của khớp xương chứ không phải do thoát vị đĩa đệm gây nên.

tmd1

 

Dù bệnh tình của mình đang ở giai đoạn nào thì bạn vẫn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay khi nhận thấy cơn đau xuất hiện bất thường ở cổ, lưng và lan dần xuống cánh tay, bàn chân. Tất nhiên, thời điểm cơn đau tồi tệ hơn, đi kèm hiện tượng tê bì, ngứa rát và yếu cơ, đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn, việc gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị không còn là điều cần thiết nữa mà đã trở thành vấn đề cấp thiết.

 

 

anh facebook x 300x200 1