Với các triệu chứng gần giống nhau khiến nhiều người lầm lẫn giữa bệnh trĩ và nứt hậu môn. Cần phân biệt triệu chứng của nứt hậu môn và bệnh trĩ để có cách điều trị sớm hiệu quả.
Bệnh nứt hậu môn
– Nứt hậu môn là tình trạng xuất hiện các vết loét, nứt ở rìa hoặc ống hậu môn. Các vết nứt này gây ra sự đau đớn, ra máu khi đi đại tiện. Bệnh này thường có hai giai đoạn:
- Nứt hậu môn cấp tính khi vết nứt nông nhỏ, vết nứt có dấu hiệu viêm nề nhẹ. Người bệnh sẽ có cảm giác đau, bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt đời sống hàng ngày. Bệnh hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm và hạn chế tối đa nguy cơ chuyển nặng thành nứt hậu môn mạn tính.
- Nếu không được điều trị dứt điểm và sớm hơn thì nứt hậu môn chuyển mạn tính với các vết nứt sâu hơn, rộng hơn tạo ra các cơn đau thắt, khó chịu và mệt mỏi kéo dài.
– Người bệnh bị nứt hậu môn sẽ có các triệu chứng điển hình để nhận ra như:
- Hậu môn ngứa, có xuất hiện dịch ở hậu môn, máu xuất hiện khi đi đại tiện hoặc cả khi không đi cũng có máu, hậu môn luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu vì ngứa ngáy
- Hậu môn đau rát khi đại tiện, tiểu tiện, thậm chí bình thường cũng đau rát. Cơn đau càng tăng khi đại tiện, bị táo bón, bệnh càng lâu cơn đau càng kinh khủng
- Máu dính với phân khi đi đại tiện, có màu đỏ tươi
- Da quanh hậu môn bị nứt, xuất hiện da thừa ở hậu môn
Nứt hậu môn khác trĩ ở điểm nào?
– Trong khi biểu hiện của nứt hậu môn là đau nhức vùng hậu môn khi đi đại tiện phân cứng, thậm chí đau nhức cả ngày thì ở trĩ là chảy máu,lồi búi trĩ chỉ khi các khối trĩ sưng tấy và viêm mới mang lại cảm giác khó chịu, đau, vướng víu.
– Da bị rách ở nứt hậu môn có thể tự phân hủy, da ở các búi trĩ thì không
– Hậu môn nứt sẽ xuất hiện nứt kẽ, thấy có lỗ hẹp, còn ở trĩ sẽ thấy các búi trĩ lòi ra ngoài, lồi ra.
Điều trị nứt hậu môn như thế nào?
– Xác định đúng tình trạng nứt hậu môn sẽ có cách điều trị đúng cách, hiệu quả. Người bệnh nứt hậu môn phần lớn không cần phẫu thuật. Khi tình trạng hậu môn nứt cấp tính, người bệnh cần được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để giảm áp lực ở hậu môn khi đi đại tiện.
– Bệnh nhân nứt hậu môn mạn tính thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng nội khoa lâu dài, nếu không có tiến triển sẽ tiến hành phẫu thuật, chấm dứt nứt hậu môn hiệu quả.
– Tuy nhiên vết nứt hậu môn thường dễ tái phát, người bệnh phải biết cách duy trì, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bằng cách không đại tiện phân rắn hoặc gây ra các chấn thương khác tại hậu môn. Bằng cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ hạn chế được nguy cơ tái phát sau điều trị.
Tham khảo thêm:
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Hội chứng suy hô hấp cấp tính ở người lớn