Mang thai và sinh con là thời điểm quan trọng của những cặp vợ chồng mới cưới. Việc chuẩn bị và tìm hiểu những kiến thức mang thai cần thiết là điều rất quan trọng. Có rất nhiều cặp vợ chồng vì thiếu kiến thức trong lần đầu mang thai mà người mẹ có khoảng thời gian thai kỳ không khỏe mạnh, mẹ và bé đều thiếu chất, con sinh ra nhẹ cân, gầy yếu. Vậy cần phải làm gì khi mang thai lần đầu, những điều cần biết khi mang thai lần đầu.
Tiêm phòng khi có kế hoạch mang thai
Tiêm chủng trước và trong thời gian mang thai là việc làm quan trọng để giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi ra đời có sức đề kháng tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, lịch tiêm phòng nên được các mẹ bầu chú ý thực hiện nghiêm túc.
Trước khi mang thai cần chú ý những loại tiêm phòng sau:
– Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
– Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.
– Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
– Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.
Trong khi mang thai, bà bầu cần chú ý tới lịch:
– Uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
– Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi đó sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và tác động lớn đến thai nhi.
Chuẩn bị về tinh thần và sức khỏe trước khi có kế hoạch mang thai
Mang thai lần đầu là một điều rất mới mẻ, tuyệt vời nhưng cũng có rất nhiều lo lắng bỡ ngỡ, vì vậy phụ nữ khi có kế hoạch mang thai hãy chuẩn bị một tinh thần khỏe khoắn, điều đó cũng sẽ giúp cho việc thụ thai dễ dàng hơn và giúp thai nhi khỏe khoắn suốt 9 tháng trong bụng mẹ.
Ngoài ra, việc cung cấp đủ acid folic, sắt trước khi mang thai là rất cần thiết nhưng rất nhiều phụ nữ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc bổ sung này, thường là đến khi mang thai thì các bà bầu mới bắt đầu uống bổ sung sắt và Acid Folic.
Uống sắt để tránh tình trạng thiếu máu, bởi thiếu máu gây nên nhiều nguy cơ cho cả mẹ và con, như nguy cơ đẻ non, đẻ con nhẹ cân, dễ bị chảy máu, nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản, giảm tạo sữa sau sinh, đối với con có nguy cơ bị khuyết tật hay tử vong. Uống Acid Folic là nhân tố cần thiết cho sự thành lập tế bào của bào thai và ngừa tật dị dạng ở não và tủy sống như tật không có não bộ, nứt đốt sống.
Khám thai định kỳ
Trong thời kỳ mang thai, các bác sĩ sản khoa khuyên chị em bầu nên khám thai khoảng 15 lần trong thai kỳ bao gồm lần đầu bắt đầu vài ngày sau khi mất kinh hay trễ kinh cho đến 28 tuần là 4 tuần/lần, từ 29-36 tuần là 2 tuần/lần và từ 37 tuần là 1 lần/tuần để đảm bảo thai nhi đang phát triển ổn định.
Sinh ra những đứa con khỏe mạnh là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Các bà mẹ chú ý chăm sóc sức khỏe ngay từ khi có ý định mang thai và đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, khám thai định kỳ tại các cơ sơ y tế sẽ đảm bảo cho một thai kỳ mạnh khỏe.
Xem thêm:
Mệt mỏi khi mang thai, nguyên nhân và cách khắc phục
Thực phẩm ăn uống khi mang thai ở 3 tháng cuối