1. Giảm bớt hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy lắng nghe cơ thể mình và nghỉ ngơi nếu thấy cần thiết. Đi ngủ sớm hơn và ngủ trưa ngay khi có thể. Việc chợp mắt từ 15 – 20 phút cũng có thể tạo nên sự khác biệt.
  2. Giảm bớt các mối quan tâm: Nếu cảm thấy không khỏe, mẹ hãy cân nhắc giảm giờ làm hoặc thỉnh thoảng xin làm việc tại nhà. Giảm bớt các mối quan hệ xã hội không cần thiết và cắt giảm công việc nhà.
  3. Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh gồm các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo và thịt nạc có thể giúp mẹ khỏe mạnh hơn. Ngược lại các loại thực phẩm làm sẵn, như đồ ăn nhanh sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ.
  4. Tập thể dục đều đặn: Dành ít nhất 20-30 phút luyện tập ở cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, kéo dãn cơ thể và hít thở sâu sẽ làm mẹ cảm thấy tốt hơn và quá trình trao đổi chất cũng hiệu quả hơn. Tập thể dục thường xuyên sẽ làm mẹ khỏe mạnh hơn, bớt mệt mỏi và đặc biệt có thể giúp tăng cường trí thông minh của thai nhi.
  5. Uống nước đầy đủ: Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Nếu việc đi tiểu thường xuyên vào ban đêm khiến mẹ mất ngủ, hãy uống ít nước hơn trước giờ đi ngủ khoảng vài tiếng và nhớ bù lại vào ban ngày.

Cách chăm sóc mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ

3 tháng đầu

Do đó, để giảm thiểu những cơn ốm nghén dễ gây ra mệt mỏi, mẹ cần lưu ý:

  • Không bao giờ được để bụng rỗng không. Hãy ăn một lát bánh mì hoặc một ít bánh quy ngay khi thức dậy hoặc khi đói.
  • Cần chia bữa ăn chính thành các bữa nhỏ. Có thể từ 6-7 bữa một ngày với một lượng ít.
  • Không nên ăn các món quá cay và các món muối chua, lên men.
  • Không uống nước ngay sau ăn mà nên đợi từ 20-30 phút hãy uống.
  • Nếu quá mệt mẹ bầu nên uống nước điện giải.
  • Nếu uống nước lọc mà thấy buồn nôn, mẹ bầu có thể đổi sang các loại nước hoa quả và thảo dược như nước gừng, chanh, cam…

3 tháng giữa

Thời điểm này, mẹ cần chú ý đến các vấn đề chăm sóc mình và em bé để giúp giảm thiểu mệt mỏi như:

  • Lựa chọn tư thế nằm phù hợp. Tốt nhất là nên nằm nghiêng bên trái và thay đổi tư thế thường xuyên. Nằm ngửa có thể khiến mẹ bị chóng mặt, buồn nôn, thậm chí có thể bị ngất.
  • Cần hạn chế các loại thực phẩm, nước uống có chứa caffein vì chúng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn cho mẹ bầu. Hơn nữa việc lạm dụng các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, hết sức nguy hiểm.
  • Tăng cường sắt trong chế độ ăn hàng ngày để phòng tránh thiếu máu và mệt mỏi. Thêm vào bữa ăn các loại thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, các loại đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh để mẹ bầu luôn được đảm bảo đủ sắt.

3 tháng cuối

Những cách dưới đây có thể giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và khỏe khoắn hơn vào giai đoạn này:

  • Cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai. Mẹ hãy chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, thoáng mát khi trời nóng và ấm áp khi trời lạnh, giảm bớt giờ ngủ trưa, sẽ giúp giấc ngủ đi vào dễ dàng hơn. Nên tập thói quen ngủ nằm nghiêng bên trái, uốn cong đầu gối hoặc gác chân lên cao, sẽ giúp mẹ ngủ thoải mái hơn.
  • Ngâm chân bằng nước ấm với thảo dược hoặc sả, gừng vào mỗi tối. Một cách hiệu quả để giúp máu lưu thông, kích thích hệ tuần hoàn và giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon, giảm bớt hiện tượng mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối.
  • Chú ý đến tư thế ngồi, nằm, không đứng lưng để giảm hiện tượng đau lưng.
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, chất béo và bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, giúp phòng tránh mệt mỏi hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Bí quyết giảm triệu chứng ốm nghén cho bà bầu

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm thế nào đối với mẹ và bé

Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường?

anh facebook x 300x200 1