Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Giải đáp băn khoăn dinh dưỡng tốt cho bà bầu và sự phát triển toàn diện của bé giúp mẹ an tâm hơn trên hành trình làm mẹ.
MỤC LỤC :
Nhu cầu dinh dưỡng để thai nhi phát triển não bộ
– Ngay từ tuần thứ 3 của thai kỳ, não bộ của bé đã hình thành. Đến tuần thứ 8, não bé thực sự phát triển với sự phân nhánh, kết nối của các tế bào thần kinh. Sự gia tăng nhanh chóng của tế bào thần kinh kéo theo sự tăng lên của kích thước não bộ. Khoảng 36 tuần, não bé đã có trọng lượng bằng ¼ não người trưởng thành, chuẩn bị cho sự chào đời.
– Các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của thai nhi là:
- Acid folic: 600 mcg/ngày
- Cholin: 450 mg/ngày
- DHA: khuyến nghị 140 mg/ngày
- Bên cạnh đó là Lipid ( đề cập phần sau)
Cân nặng của thai nhi tỷ lệ thuận tương đối với cân nặng của mẹ
– Trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu mang thai), mẹ có sút 1-2kg do ốm nghén hoặc tăng 1-2kg. Cân nặng của bé chỉ khoảng 14g. Bé cần khoảng 2100Kcal/ngày.
– Đến tháng thứ 6 của thai kỳ, bé đã nặng khoảng 600g, cần 2300Kcal/ngày. Cân nặng của mẹ có thể tăng khoảng 4-6kg.
– Tháng thứ 9 của thai kỳ, bé nặng khoảng 2,6-3,5kg cần 2500Kcal/ngày, chuẩn bị cho sự chào đời. Trong khi đó, cân nặng của mẹ cũng tăng thêm khoảng 6kg trở lên.
– Để thai nhi tăng cân đúng chuẩn, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng giúp mẹ tăng cân hợp lý. Các dưỡng chất thiết yếu cho sự tăng cân của bé trong 3 giai đoạn thai kỳ là:
- Lipid (chất béo): 47,5-53,5-72g/ngày
- Glucid (chất đường bột): 327-355-400g/ngày
- Protid (protein hay đạm): 61-70-91g/ngày
Bé phát triển chiều cao từng ngày trong bụng mẹ
– Nếu như cân nặng của bé tỷ lệ thuận với cân nặng của mẹ thì chiều cao của bé cũng tỷ lệ thuận với cân nặng. Theo sự phát triển của thai kỳ, chiều cao (lúc này gọi là chiều dài) của bé cũng tăng lên.
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ, do bé luôn nằm trong tư thế cuộn tròn nên chiều dài sẽ được đo bằng chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, bé dài khoảng 5,4cm.
– Trong các giai đoạn sau, chiều dài bé được đo từ đỉnh đầu đến gót chân. Tháng thứ 6 thai kỳ, bé dài khoảng 30cm. Tháng thứ 9 của thai kỳ, bé dài khoảng 47,4cm. Đến khi chào đời (từ tuần thứ 39) chiều dài bé có thể đạt trên 51cm.
Dinh dưỡng tốt cho bà bầu để thai nhi phát triển toàn diện?
Các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm giàu Acid folic và canxi (bao gồm cả sữa dinh dưỡng cho bà bầu cung cấp các chất dinh dưỡng một cách tương đối cân bằng).
Sữa nên được uống vào buổi sáng sau ăn sáng 30 phút và buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút, mỗi lần 1 ly 100ml. 3 tháng cuối thai kỳ có thể tăng thêm 1 ly vào buổi trưa sau khi ngủ dậy. 1 hộp sữa chua cũng có hàm lượng dinh dưỡng tương đương.
Thịt, thủy sản, trứng, đậu đỗ
Thịt, cá, trứng, đậu là nguồn cung cấp chủ yếu chất đạm, protein cho thai phụ. Ngoài ra, một số loại cá như: cá hồi, cá mòi, cá tuyết còn cung cấp lượng DHA nhất định. Lòng đỏ trứng gà bổ sung Acid folic và cholin.
Một ngày, một bà bầu nên ăn 4 miếng thịt lợn (mỗi miếng to khoảng 3 ngón tay). Hàm lượng dinh dưỡng này tương đương trong 1 miếng đùi/ức gà; 1 quả trứng ốp la; 1 nửa khúc cá; 10 con tôm đồng to; 3 miếng đậu phụ rán.
Rau, củ, quả
Rau củ quả cung cấp chất xơ và vitamin. Phụ nữ mang thai nên duy trì bổ sung loại thực phẩm này hàng ngày để giảm nóng trong và táo bón nhất là giai đoạn cuối thai kỳ.
Hàm lượng rau củ cần thiết cho một ngày là 1 bát con/1 đĩa nhỏ. Các loại rau nên bổ sung là rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây. Ngoài ra còn có bí đỏ, bí xanh, đỗ, cà rốt v.v…
Hàm lượng trái cây tối thiểu trong một ngày: 1 quả hồng xiêm; 1 lát cắt xoài chín; 1 múi bưởi; nửa quả bơ; 1 quả cam; nửa chùm nho chín; 1/8 quả dưa hấu v.v…
Ngũ cốc
Ngũ cốc cơ bản như lúa mì, lúa mạch, gạo, ngô cung cấp chất đường bột thiết yếu. Ngoài ra, một số loại ngũ cốc như hạt vừng, hạnh nhân, óc chó, đậu phộng cũng khá giàu Acid folic, cholin, DHA.
Hàm lượng tối thiểu của ngũ cốc cơ bản trong 1 ngày của thai phụ là khoảng 1 bát cơm trắng. Hàm lượng này tương đương 1 lát bánh mì sanwich; 1 củ khoai tây; 1 củ khoai lang; nửa bắp ngô, nửa bát bánh phở.
Các thực phẩm khác
Dầu, mỡ, bơ: chỉ cần 1 thìa/ngày
Đường, muối: hạn chế tối đa.
Thực phẩm bổ sung
Trong thời kỳ mang thai, thai phụ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ sung như:
- Viên uống tổng hợp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà bổ sung bằng đường thực phẩm không đáp ứng đủ như acid folic, sắt, canxi, vitamin…
- Sữa dinh dưỡng dành cho bà bầu. Đây cũng là một thực phẩm nên bổ sung nhất là đối với các thai phụ ăn kém, ốm nghén kéo dài.
Tham khảo thêm:
Thực phẩm mẹ bầu cần kiêng khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng tháng thai kì