Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như thẩm mỹ cuả nữ giới. Nếu nội tiết tố nữ bị rối loạn sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hoạt động của cơ thể và chất lượng cuộc sống. Do đó việc nhận biết được các dấu hiệu và cách phòng chống bệnh rối loạn nội tiết tố là rất quan trọng.
Thế nào là rối loạn nội tiết tố nữ?
Khi cơ thể người phụ nữ ở trạng thái bình thường thì nội tiết tố sẽ đóng vai trò cân bằng sự trao đổi chất và các chức năng sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, khi các hormone quá ít hoặc quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ.
Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố nữ
Gồm 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh lý rối loạn nội tiết:
- Một tuyến nội tiết nào đó của cơ thể sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít nội tiết tố, được gọi là sự mất cân bằng hormone.
- Sự phát triển của các tổn thương trong hệ thống nội tiết.
Sự bài tiết các hormon trong cơ thể được điều hòa chủ yếu bằng cơ chế điều hòa ngược mà các tín hiệu điều hòa xuất phát từ các tuyến yên hoặc các tuyến ngoại biên khác. Khi cơ chế điều hòa này có vấn đề sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm nội tiết tố.
Rối loạn nội tiết tố nữ biểu hiện thế nào?
1. Nổi mụn bất thường trên da
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, cơ thể nổi mụn bất thường là do sự thay đổi của hệ thống nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì. Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ này rất dễ phát hiện và gặp phải ở đa số chị em phụ nữ.
2. Bị đau đầu thường xuyên
Trừ trường hợp bị stress hay mệt mỏi thì lý do duy nhất khiến người phụ nữ bị đau đầu thường xuyên chính là do lượng estrogen quá thấp. Đau đầu thường xuyên cũng chính là một trong những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố mà chị em cần phải lưu ý.
3. Thường xuyên bị mất ngủ
Mất ngủ là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố cực kỳ nguy hiểm, cảnh báo cơ thể đang có nồng độ Progesterone quá thấp. Progesterone là hormone giúp mang đến cảm giác thoải mái, bình tĩnh và duy trì giấc ngủ ổn định hơn cho người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu đang trong điều kiện bình thường mà vẫn bị mất ngủ thì đây là một dấu hiệu đáng lo ngại và chị em phải nghĩ ngay đến việc cơ thể bị rối loạn nội tiết tố nữ.
4. Cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn
Việc cơ thể bỗng nhiên tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường chứng tỏ quá trình cân bằng nội tiết tố trong cơ thể đang gặp vấn đề, làm cho hormone kiểm soát nhiệt độ bị mất đi. Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố này hay gặp ở những người phụ nữ sau khi mãn kinh.
5. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
Cơ thể có thể mệt mỏi khi gắng sức làm một việc gì đó nhưng nếu như lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi không làm gì thì đây chính là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng mà chị em phụ nữ cần phải đề phòng ngay từ giai đoạn sớm.
6. Cân nặng thay đổi
Khi bị rối loạn nội tiết tố thì cơ thể người phụ nữ sẽ rất dễ tăng cân, cho dù đang ăn kiêng. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do việc thiếu hụt hoặc dư thừa một số loại hormone sẽ khiến cơ thể tích trữ mỡ và phá vỡ các khối cơ, gây tăng cân không kiểm soát.
Rối loạn nội tiết tố khiến nữ giới tăng cân không kiểm soát
7. Gặp phải vấn đề về tiêu hóa
Dạ dày bỗng nhiên khó chịu khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng quá lâu cũng chính là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố, nó tương tự như việc cơ thể bị stress và sản sinh ra một lượng lớn hormone và gây ra tình trạng trên. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi nồng độ Estrogen cao sẽ làm ảnh hưởng đến vi sinh vật trong ruột và gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa.
8. Mất khả năng tập trung
Việc quên trước quên sau hay không thể tập trung để làm một việc gì đó chính là dấu hiệu khi cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố nữ. Nguyên nhân là do lượng Estrogen và Cortisol thấp.
Giải pháp giúp điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ
+ Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày một cách hợp lý:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như: dầu ô liu, dầu cải, dầu lạc, quả bơ,…
- Bổ sung các các axit béo trong cơ thể một cách hợp lý như: Omega – 3, Omega – 6 bằng cách tìm kiếm các thực phẩm từ cá thu, cá hồi, dầu bắp, đậu nành,…
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày, lượng nước cần thiết cho một người khỏe mạnh trung bình mỗi ngày là 0,4 l nước/ 10 kg thể trọng, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi.
- Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin D3, cần bổ sung 600 IU vitamin D mỗi ngày cho người 19 – 70 tuổi, 800 IU mỗi ngày cho người trên 70 tuổi.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cân bằng sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm cần thiết như: đậu nành, cà rốt, khoai tây, rau diếp, bông cải xanh,..
- Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: thuốc lá, cafe, rượu, các chất kích thích.
+ Điều trị các bệnh, các hội chứng về tiêu hóa vì các vấn đề về tiêu hóa có thể ảnh hưởng việc kích thích các phản ứng tự miễn như: rối loạn viêm khớp, tuyến giáp,…
+ Tập thể dục mỗi ngày, đây là cách giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, giảm viêm, giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ và điều hòa chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên không nên tập thể dục quá sức có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh.
+ Ngủ đủ giấc và giảm stress, luôn giữ tinh thần thoải mãi, lạc quan đó cũng là một yếu tố cần thiết giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, mỗi đêm cần ngủ đủ từ 7- 8 tiếng.
+ Không nên sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi, cần theo chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo thêm:
Cách giúp kích thích sản sinh nội tiết tố nữ estrogen tự nhiên