Thế nào là đau cơ xơ hóa?

Đau cơ xơ hóa là gì?

Đau cơ xơ hóa là một rối loạn mãn tính có thể gây đau lan rộng khắp cơ thể. Nó cũng liên quan đến các triệu chứng khác như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo lắng. Triệu chứng phổ biến nhất của đau cơ xơ hóa là đau lan rộng mãn tính ở cơ, gân và dây chằng. Các triệu chứng khác bao gồm co giật cơ, đau nhức, nhức đầu và mệt mỏi.

Đau cơ xơ hóa là gì?

Những người bị đau cơ xơ hóa cũng có thể gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ. Trong một số trường hợp, họ cũng có thể gặp các triệu chứng tương tự như các triệu chứng của Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS). Các triệu chứng của đau cơ xơ hóa dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng khác như rối loạn sức khỏe tâm thần, suy giáp hay bệnh tự miễn.

Đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ trong tuổi trung niên từ 30-50 tuổi. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, chất lượng cuộc sống, công việc và cả các mối quan hệ xã hội.

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng mạn tính, không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được nhờ sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

Nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa

Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh đau cơ xơ hóa vẫn chưa được biết, nhưng có một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro tiềm ẩn có thể làm tăng cơ hội phát triển bệnh này. Chúng bao gồm di truyền, lối sống, các yếu tố môi trường, sự kiện chấn thương và một số điều kiện y tế

Một số yếu tố nguy cơ của đau cơ xơ hóa bao gồm:

– Lớn tuổi: Tuy đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết các trường hợp bắt đầu ở tuổi trung niên và nguy cơ tăng lên theo tuổi tác do người lớn tuổi cơ thể đã bị lão hóa, sự chuyển đổi chất trong cơ thể diễn ra kém.

– Di truyền: Đau cơ xơ hóa có xu hướng di truyền trong gia đình, điều này có thể do một số đột biến di truyền nhất định.

– Lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp (RA): Các bệnh lý xương khớp có thể làm tăng nguy cơ đau cơ xơ hóa.

– Sự kiện sang chấn tinh thần hoặc thể chất: Các triệu chứng đau cơ xơ hóa có thể bắt đầu sau một vài tình huống như tai nạn xe hơi, phẫu thuật; tình trạng căng thẳng kéo dài hay chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

– Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới.

– Nhiễm trùng: Virus cúm, virus Epstein-Barr, vi khuẩn Salmonella hay Shigella (gây nhiễm khuẩn đường ruột)… có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của đau cơ xơ hóa.

dau co xo hoa thuong bat dau o tuoi trung nien

Dấu hiệu và nhận biết đau xơ cơ hóa

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của đau cơ xơ hóa là cơn đau khắp cơ thể, âm ỉ hoặc khó chịu dữ đội, kéo dài ít nhất 3 tháng. Các điểm đau có thể xuất hiện ở cả bên trái và bên phải, phía trên và phía dưới cơ thể như: cổ, vai, ngực, lưng, hông, cánh tay, chân.

Cơn đau có thể lan rộng khắp cơ thể, đau từ chỗ này sang chỗ khác, hoặc chỉ đau ở một số vị trí cụ thể. Cường độ cơn đau có thể thay đổi tùy vào thời gian trong ngày và hoạt động. Một số người bị đau nặng hơn vào buổi sáng kèm theo cứng cơ khớp, khó di chuyển.

Bên cạnh đau, một số triệu chứng thường gặp của đau cơ xơ hóa là:

– Mệt mỏi.

– Rối loạn giấc ngủ (cơn đau làm gián đoạn giấc ngủ, một số người có thể bị ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên (RLS)).

– Khó khăn trong suy nghĩ, trí nhớ, sự chú ý và tập trung.

bieu hien dau co xo hoa

Một số tình trạng có thể cùng tồn tại với đau cơ xơ hóa như:

– Trầm cảm; Rối loạn lo âu; Đau đầu, bao gồm đau nửa đầu; Ngứa ran hoặc tê bàn tay, bàn chân.

– Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).

– Viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang).

– Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POST).

– Vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón, hội chứng ruột kích thích (IBS).

Điều trị đau cơ xơ hóa

Các lựa chọn điều trị chứng đau cơ xơ hóa bao gồm thuốc, vật lý trị liệu, các chương trình tập thể dục và thay đổi lối sống được thiết kế để giảm đau và viêm. Mặc dù không có cách chữa trị chứng đau cơ xơ hóa, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng đau cơ xơ hóa.

Thuốc sử dụng trong điều trị đau cơ xơ hóa thường là thuốc giảm đau, thuốc chống co giật và thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này cần được kê đơn từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

dieu tri dau co xo hoa

Ngoài ra, một số biện pháp tự nhiên giúp nâng cao tinh thần và thể chất như:

– Tập thể dục thường xuyên (các bài tập nhịp điệu và tăng cường cơ bắp).

– Quản lý căng thẳng (làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, yoga, thiền, massage, hít thở).

– Xây dựng thói quen ngủ tốt để cải thiện giấc ngủ (ngủ đủ giấc, giờ giấc đi ngủ và thức dậy đều đặn mỗi ngày, tạo môi trường phòng ngủ thoải mái, không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, không ăn hay uống cà phê trước khi ngủ).

– Sử dụng liệu pháp tâm lý.

– Có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng để cung cấp năng lượng và giúp cơ thể khỏe mạnh.

Xem thêm:

Các bước cơ bản để ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh lao – Nguyên nhân và cách điều trị

Facebook: Dược phẩm 365

Youtube: Dược phẩm 365