Bệnh lao – Nguyên nhân và cách điều trị

Mũi tiêm đầu tiên của trẻ nhỏ chính là mũi tiêm phòng lao. Theo thống kê của y khoa thế giới bênh lao là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, cướp đi sinh mạng của khoảng 1,5 triệu người mỗi năm. Vậy bệnh lao là gì? nguyên nhân dẫn đến bênh lao? Hãy cùng dược phẩm 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bệnh lao là gì?

Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng và dễ lây lan, có thể lây lan trong không khí khi người nhiễm bệnh ho, nói hoặc hắt hơi. Đây là một trong những kẻ giết người bệnh truyền nhiễm hàng đầu thế giới và ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Để hiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh lao và cách phòng ngừa, điều quan trọng là phải nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và dấu hiệu của bệnh.

Bệnh lao là gì?

Bệnh lao có thể do vi khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra, vi khuẩn này nhân lên trong mô cơ thể. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nhiều khả năng bị nhiễm lao hơn những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nếu không được điều trị, bệnh lao có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan nội tạng như phổi và thận.

Triệu chứng và dấu hiệu

Ho kéo dài

Ho là triệu chứng cơ bản của nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, viêm phế quản,… Tuy nhiên nếu triệu chứng ho kéo dài trên 3 tuần không dứt dù đã sử dụng thuốc kháng sinh thì bạn nên nghĩ đến lao phổi

Khó thở, đau tức ngực

Đây cũng là triệu chứng dễ thấy của bệnh lao phổi. Đó là do áp suất phổi, phế quản bị tổn thương. Tình trạng này khiến người bệnh khó thở và hô hấp khó khăn. Khó thở thường kèm theo các cơn ho rất khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy các cơn đau diễn biến âm ỉ tại vùng ngực.

bieu hien cua benh lao 1
Các dấu hiệu của bệnh lao

Sút cân, người mệt mỏi

Người bị bệnh lao phổi thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cảm giác chán ăn. Dẫn đến giảm sút về tinh thần và thể lực. Đó cũng là do sự tác động của tình trạng đau tức ngực và các cơn ho. Tuy nhiên nhiều người thường nghĩ rằng đó là do áp lực công việc hoặc do lười ăn.

Như vậy, triệu chứng của bệnh lao phổi khá tương đồng với những bệnh lý thông thường. Điều này dễ gây nên sự nhầm lẫn, chủ quan. Nếu bạn thấy mình có các biểu hiện như trên mà không phải do bệnh ung thư, HIV, thiếu dinh dưỡng,… thì nên đi khám bệnh lao phổi.

phoi bi lao

Dấu hiệu khi bệnh trở nặng: Ho ra máu

Ngoài ho khan và ho có đờm thì người bệnh có thể ho ra máu. Tỷ lệ bệnh nhân bị lao phổi ho ra máu chiếm 60%. Khi ho ra máu chính là dấu hiệu phổi đã bị tổn thương nặng và gây chảy máu trong. Tuy nhiên, ho ra máu cũng xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư phổi, viêm phổi hoặc áp xe phổi giai đoạn nặng. Vì thế để chắc chắn ho ra máu do bệnh gì, bạn nên đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết.

dau hieu khi benh lao tro nang

Điều trị bệnh lao phổi

Để được chữa trị kịp thời khi có một trong những dấu hiệu ở trên bạn hãy đến các cơ sở y tế để thực hiện một số các xét nghiệm để xác định chuẩn tình hình tiến triển của bệnh.

Có một số loại thuốc điều trị bệnh lao có thể giúp điều trị căn bệnh truyền nhiễm này. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh lao, do đó giúp bệnh nhân khỏi bệnh dễ dàng hơn. Ngoài uống các loại thuốc kháng sinh theo bác sĩ kê đơn, các phương pháp điều trị khác như liệu pháp miễn dịch và điều chỉnh lối sống cũng có thể được các bác sĩ khuyến nghị.

tuan thu nguyen tac chua lao

Tuân thủ nguyên tắc điều trị để chữa lao hiệu quả

Bệnh nhân lao phải tuân thủ  theo nguyên tắc điều trị lao dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ ba chữ “Đ” có nghĩa: đúng, đủ, đều.

Đúng: Đúng phác đồ đúng liều lượng, đúng thuốc

Đủ: Đủ thời gian (6 hoặc 8 tháng). Tùy theo loại bệnh lao được bác sĩ chỉ định, loại bệnh mới hay tái trị mà áp dụng phác đồ và thời gian điều trị cho từng loại bệnh đó.

Đều: Bệnh nhân phải uống thuốc thật đều đặn hàng ngày, thông thường uống vào buổi sáng lúc bụng đói. Tuy nhiên cũng tùy vào cơ địa và tùy vào sự dung nạp thuốc của từng bệnh nhân, lúc đó bác sĩ có thể chỉ định cho uống sau ăn hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng thuốc hoặc bỏ cữ thuốc vì uống thuốc không đều đặn. Lúc uống sáng, lúc tối, nhớ lúc nào uống lúc nấy… Nồng độ thuốc diệt vi trùng lao không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi trùng lao kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị về sau.

nguyen tac chua benh lao

Ngoài ra còn tạo nguồn vi trùng lao kháng thuốc lây lan cho người thân và cho cộng đồng. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể ngưng uống thuốc lao vài ngày do điều kiện bắt buộc nào đó, nhưng không được phép bỏ thuốc trên 7 ngày (trừ trường hợp đặc biệt bác sĩ cho tạm ngưng thuốc do bệnh nhân bị dị ứng thuốc). Trong quá trình điều trị có thể có tác dụng phụ của thuốc lao xảy ra. Nhẹ: nổi mề đay, ngứa, mệt mỏi đau nhức các khớp lớn (hội chứng giả gút). Nặng: Sốc phản vệ, viêm gan, vàng da, đau bụng nôn ói, viêm trợt da. Nếu có những dấu hiện trên báo ngay cho bác sĩ điều trị cho mình biết, để có hướng xử trí.

Sau khi uống thuốc lao, nước tiểu có màu đỏ và thậm chí đổ mồ hôi hoặc nước mắt có màu đỏ là bình thường vì đây là màu của thuốc.

Vi trùng lao rất dễ đề kháng thuốc lao. Nếu người bệnh không tuân thủ theo hướng dẫn như trên thì hậu quả là không khỏi bệnh; tạo vòng vi trùng kháng thuốc khó chữa dẫn đến tử vong và còn để lại nguồn lây kháng thuốc cho gia đình và xã hội (thà không điều trị còn hơn điều trị lao không đúng).

Hy vọng với bài viết trên các bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh lao và biết cách phân biệt dấu hiệu của bệnh lao với các bệnh cảm cúm thông thường khác!

Xem thêm:

5 cách đã được chứng minh giúp tóc mọc nhanh và khỏe hơn

Cách tẩy da chết bằng nguyên liệu tại gia

Facebook: Dược phẩm 365

Youtube: Dược phẩm 365