Viêm Phế Quản – Nguyên Nhân và Triệu Chứng

Viêm Phế Quản Là Gì?

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng ống phế quản, khiến cho đường thở bị kích thích, trở nên nhạy cảm và đau rát liên tục. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh là ho có đờm màu vàng xám, họng bị sưng và thở khò khè.

Bệnh viêm phế quản được chia thành 2 loại chính: Cấp tính và Mãn tính. Bệnh cấp tính thường được gây ra do nhiễm trùng hoặc virus. Đây là loại thường gặp, bệnh nhân sẽ hồi phục sức khỏe nhanh chóng chỉ sau vài ngày. Bệnh mãn tính hiếm gặp hơn, thường gây ra hút thuốc lá lâu ngày hoặc ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại, bệnh kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và rất khó chữa khỏi hoàn toàn.

Phế quản bình thường vs Viêm phế quản
Phế quản khỏe mạnh so với phế quản bị viêm

 

Nguyên Nhân Nào Gây Viêm Phế Quản?

Viêm phế quản cấp tính có thể được gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn. Trong các ca thường gặp, bệnh có thể gây ra bởi cùng loại virus gây cảm lạnh và cảm cúm, chứa trong các hạt li ti giải phóng từ mũi, miệng khi người bệnh ho và hắt xì. Những hạt này có thể văng xa đến hơn một mét, lơ lửng trong không khí, bám vào các bề mặt không được sát khuẩn và tồn tại đến hơn 24 giờ. Bất cứ ai chạm vào bề mặt bị nhiễm khuẩn trong thời gian này có nguy cơ cao khiến bản thân mắc bệnh và lan truyền bệnh xa hơn.

Viêm phế quản mãn tính thường gây ra do hít phải hóa chất độc hại hoặc vật thể lạ liên tục trong thời gian dài, do đó, người bị mắc loại bệnh này thường là người nghiện thuốc lá hoặc người phải làm công việc có liên quan đến hóa chất mà không mang đồ bảo hộ.

 

Làm Sao Để Nhận Biết Viêm Phế Quản?

Cả hai loại viêm phế quản cấp tính và mãn tính đều có các triệu chứng chung như: Ho, ho có đờm, đau ngực, khó thở, sốt hoặc cảm nhẹ.

Viêm phế quản cấp tính thường đi kèm với các triệu chứng của cảm lạnh đau người hoặc đau cơ. Các triệu chứng này nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ hồi phục chỉ sau hơn một tuần, bệnh nhân có thể sẽ ho nhẹ thêm vài ngày sau đó, nhưng sức khỏe và hoạt động hằng ngày sẽ không còn bị ảnh hưởng.

Người bệnh thường được chẩn đoán viêm phế quản mãn tính sau khi có các triệu chứng thông thường kéo dài trong hơn ba tháng, với các cơn ho nặng lặp đi lặp lại mỗi vài tuần trong hai năm liên tiếp. Các cơn ho này thường đi kèm với việc các triệu chứng sẵn có trở nặng hơn, gây ra bởi nhiễm trùng cấp tính.

Viêm phế quản được chia thành 2 loại
Phân biệt rõ 2 loại viêm phế quản

 

Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh?

Rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn việc nhiễm viêm phế quản, nhưng bạn có thể làm nhiều thứ khác nhau để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân và những người xung quanh:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và tránh chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng.
  • Không nên đến gần người có dấu hiệu cảm cúm hoặc cảm lạnh.
  • Đeo mặt nạ khi ra ngoài hoặc khi làm việc nếu nơi ở bị ô nghiễm hoặc công việc có tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
  • Tránh hút thuốc lá cả trực tiếp và gián tiếp.
  • Che mũi, miệng khi ho hay hắt xì.

Chú ý rằng kháng sinh không có tác dụng trong điều trị viêm phế quản, chỉ nên sử dụng khi có chỉ dẫn rõ ràng từ bác sĩ để tránh lãng phí và các tác dụng phụ nguy hiểm.

 

Tham Khảo Thêm

Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Tác hại của thuốc lá với sức khỏe

Nhận biết cảm lạnh

fb cl