Nhân Sâm
Cây Nhân sâm là một cây thuốc quý. Nhân sâm là cây sống lâu năm, cao chừng 0.6 mét. Rễ mẫm thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì cây chỉ có một lá với 3 lá chét, nếu cây Nhân sâm được 2 năm cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu nhân sâm 5 năm trở lên thì có 4 – 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu.
Đặc điểm sinh thái của nhân sâm
- Nhân sâm hay gọi đơn giản là sâm.
- Có tên khoa học là Panax Ginseng.
- Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân sâm mới có hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây Nhân sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợt cây được 4 – 5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống.
Thành phần hóa học
- Hợp chất Saponin dammaran và saponin triterpen.
- 7 hợp chất polyacetylen.
- 17 acid amin cần thiết cho cơ thể.
- Nhân sâm có chứa 17 acid béo: acid palnitic, linoleic, stearic, oleic..
- 20 nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Co, Se, K…
- Daucosterol.
- Ginsenoside.
- Glucid.
- Peptide.
Đặc tính dược lý
- Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.
- Được xếp vào hàng thượng đẳng dược liệu vì rất nhiều công dụng thực tiễn của nó trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.
Phân loại Nhân sâm
+ Môi trường sống:
- Sâm trồng tại nông trại: sâm màu trắng nhạt, thân dày, 2 – 3 rễ chính, nhiều thịt, thu hoạch sau 4 – 6 năm trồng mới đạt chất lượng tốt nhất
- Nhân Sâm trồng trong môi trường hoang dã: cây sâm được trồng ở vùng núi tự nhiên, dưới bóng mát của các cây sơn mài, bạch dương nằm rất sâu trong rừng.
- Sâm tự nhiên mọc hoang trong các vùng núi xa xôi, hiểm trở, loại sâm này có hàm lượng dưỡng chất cao nhất, tác dụng vượt trội, có mùi thơm nồng nàn và cực kỳ đắng.
+ Phương thức chế biến:
- Nhân sâm tươi: khai thác ở dạng nguyên thủy, chứa khoảng 10 chất saponin, sâm chưa qua chế biến, thu hoạch sau 4 – 6 năm. Thường dùng để pha nước uống, nguyên liệu nấu ăn.
- Bạch sâm:Thu hoạch sau 4 – 6 năm cạo vỏ rồi phơi khô dưới mặt trời để mất đi 86% độ ẩm, để nhằm bảo quản trong thời gian dài dùng làm trà và thuốc.
- Hồng sâm: Nhân sâm được chế biến bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ cao 3 – 5 lần, thời gian bảo quản đến 10 năm, sâm thu được có vị hồng nhạt, trong, vị ngọt, hơi đắng. Thông qua quá trình hấp sấy hồng sâm còn sản sinh ra thêm nhiều dưỡng chất, có đến 35 hợp chất saponin, nâng cao giá trị dinh dưỡng lên nhiều lên.
Sâm có rất nhiều tác dụng có thể kể đến như:
- Tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ.
- Ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
- Giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp
- Cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh, stress, tăng cường trí lực, sinh lực.
- Phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.
- Giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn, giúp tăng sự tập trung.
- Có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới.
- Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.
- Thúc đẩy các quá trình sinh tổng hợp quan trọng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất độc hại)…
- Bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
- Nâng đỡ hệ thống tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón.
- Giải độc, ngăn ngừa kích ứng da, viêm da và các bệnh về da.
Một số bài thuốc dân gian kết hợp với nhân sâm
Điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nguy kịch
- Độc sâm thang: Nhân sâm 4 – 12 gram, chưng cách thủy cho uống, nên uống nhiều lần.
- Sâm phụ thang: Nhân sâm 3 – 6 gram, Phụ tử chế 4 – 16 gram, sắc uống 6 lần. Đối với trường hợp dương hư chân tay lạnh ( choáng trụy tim mạch) cần thực hiện Đông tây y kết hợp cấp cứu.
- Cấp cứu trẻ sơ sinh trạng thái nguy kịch: Mỗi ngày dùng Hồng sâm thái mỏng 3 – 5 gram ( tương đương 1 gram / 1 kg cân nặng/ 1 ngày) cho nước 40 – 50 ml chưng 30 phút cho uống cứ 3 giờ 1 lần ( nhỏ giọt vào mồm hoặc cho bằng ống sonde qua mũi), mỗi lần 5 ml, 1 liệu trình 4 – 6 ngày dài là 10 ngày có phối hợp Tây y cấp cứu, theo dõi 10 ca đều khỏi, thường sau 2 – 3 lần uống Sâm, các triệu chứng đều được cải thiện trên lâm sàng ( Vương Xích Mai và cộng sự). Theo dõi lâm sàng 30 ca trẻ sơ sinh điều trị bằng nước chưng Hồng sâm ( Tạp chí nghiên cứu Trung thành dược 1987,7:34).
- Dùng Hồng sâm 30 gram sắc nước cho uống liên tục đồng thời châm Bách hội, 2 kim hướng trước sau, cấp cứu 10 ca choáng do mất máu có tác dụng nâng áp (Tào thuận Minh, Điều trị choáng Tạp chí Trung y 1987,4:13).
- Dùng Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị chế thành thuốc tiêm Sinh mạch (hàm lượng mỗi ml có 0,57 gram thuốc sống, mỗi lần tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 – 4 ml có kết quả tốt đối với nhồi máu cơ tim và choáng do tim (Y viện Ma khai, Thiên tân, Dịch tiêm Sinh mạch tứ nghịch, Thông tin Trung thảo dược 1972,4:21).
Trị chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, tì vị hư nhược
- 4 gram nhân sâm.
- 12 gram bạch truật.
- 12 gram bạch linh.
- 4 gram cam thảo.
Sắc lấy nước uống.
Trị các loại bệnh về phổi: hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, tâm phế mạn,….
- 8 gram nhân sâm
- 20 gram thục địa
- 12 gram thục phụ phiến
- 16 gram hồ đào nhục
- 8 gram tắc kè
- 8 gram ngũ vị tử
Sắc lấy nước uống.
Trị cảm ở người vốn khí hư
- 4 gram nhân sâm ( sắc riêng ).
- 12 gram tô diệp.
- 12 gram phục linh.
- 12 gram cát căn..
- 4 gram tiền hồ.
- 4 gram trần bì.
- 4 gram chỉ xác.
- 4 gram cát cánh.
- 3 gram mộc hương (cho sau).
- 3 gram cam thảo.
- 3 lát sinh khương.
- 2 quả đại táo.
Sắc uống nóng cho ra mồ hôi.
Trị chứng thiếu máu
Trị tiểu đường
- Thường dùng các thuốc tư bổ thận âm như: Thục địa, Kỷ tử, Thiên môn, Sơn thù nhục, dùng bài:
- Tiêu khát ẩm: Cát lâm sâm 8g ( sắc riêng), Thục địa 24g, Kỷ tử 16g, Thiên môn đông 12g, Sơn thù nhục 12g, Nhân sâm 16g, sắc uống.
- Dùng độc vị Nhân sâm uống, theo báo cáo dùng cao lỏng Nhân sâm mỗi lần uống 0,5ml ngày 2 lần, liệu trình tùy tình hình bệnh, nếu bệnh nhẹ kết quả rõ, có thể làm hạ đường huyết 40 – 50mg% ngưng thuốc có thể kéo dài thời gian ổn định trên 2 tuần, đối với thể trung bình tác dụng hạ đường huyết không rõ nhưng triệu chứng chung được cải thiện như khát nước giảm, đỡ mệt mỏi ( Vương Bản Tường, kết quả nghiên cứu Dược lý Nhân sâm – Dược học học báo 1965,7:477, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm Y học Cát lâm 1983,5:5)
Trị liệt dương
- Báo cáo dùng Nhân sâm trị 27 ca, chức năng tình dục được hồi phục hoàn toàn 15 ca, 9 ca chuyển biến tốt, 3 ca không kết quả. Ngoài ra dùng uống nước chiết xuất 500 mg mỗi ngày dùng để trị các trường hợp: Liệt dương , tảo tiết, phóng tinh yếu, tình dục giảm đều có kết quả nhất định ( Vương Bản Tường, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm, Cát lâm Y học 1983,5:54).
Trị huyết áp cao và xơ vữa động mạch
- Các tác giả Liên xô dùng cồn 20% Nhân sâm, mỗi lần 20 giọt, ngày 2 lần, đối với các chứng huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đau thắt tim, thần kinh tim và hở van tim, đều có kết quả nhất định như cảm giác dễ chịu, bớt khó thở, bớt đau thắt tim, bớt đau đầu, ngủ tốt, điện áp sóng T và R được nâng cao, ngưng thuốc 6 – 9 tháng, bệnh tình vẫn ổn định ( Vương Bản Tường, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm Cát lâm Y học 1983,5:54).
- Nhân sâm có tác dụng làm giảm mỡ trong máu ở người già nhất là đối với Triglycerid 80% người được thí nghiệm cảm thấy thể lực và trí lực đều tăng, 54% mất ngủ được cải thiện, 40% chứng tinh thần trầm cảm giảm, rối loạn sắc tố da ở người già được cải thiện, bớt rụng tóc.
Trị tỳ hư ở trẻ em
- Theo báo cáo của Từ Hỷ Mai dùng Hồng sâm chữa cho 10 trẻ em nằm viện có các triệu chứng đần độn, ra mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, vàng bủng. Đã được điều trị theo phác đồ chung gia Hồng sâm theo liều:
- Trẻ em dưới 3 tuổi: Hồng sâm 3g sắc được 30ml.
- Trẻ em trên 3 tuổi: sắc lấy 60ml gia thêm đường mía, chia 2 lần uống trong ngày, một liệu trình 7 – 14 ngày.
- Thuốc có tác dụng làm trẻ em ăn ngon, hết mồ hôi, lên cân, sắc mặt tươi hơn ( theo báo Y dược Trùng khánh 1984,6:41).
Trị bệnh động mạch vành
- Theo báo cáo của Dụ Hương Quần dùng Tiểu Hồng sâm chế thành dịch, tiêm hàm lượng 200mg/2ml/1ống; dùng 6 – 10ml thuốc trộn với 40ml gluco 10% tiêm tĩnh mạch, ngày 1 – 2 lần. Tác giả theo dõi 31 ca: Đau thắt tim có kết quả 93,54%, điện tâm đồ được cải thiện 76,66% đối với loạn nhịp tim cũng có tác dụng nhất định ( Báo Y học An huy 1988,3:51).
Trị chứng giảm bạch cầu
- Chiết xuất Saponin từ thân, rễ, lá Nhân sâm chế thành viên, mỗi lần dùng 50 – 100mg, ngày uống 2 – 3 lần. Trị 38 ca hạ bạch cầu do hóa liệu, tỷ lệ kết quả 87%, trên súc vật thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng tăng bạch cầu rõ và có khả năng kích thích chức năng tạo máu ( theo báo nghiên cứu phòng trị Ung thư 1987,3:149).
Trị viêm gan
- Theo báo cáo của các học giả Liên xô, uống cao lỏng Nhân sâm có khả năng làm cho chức năng gan hồi phục nhanh hơn và làm giảm khả năng bệnh chuyển thành mạn tính ( theo báo Cát lâm Y học 1983, 5:54).
Xem thêm bài viết :
Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :