Cam Thảo
Cây cam thảo là loại cây sống lâu năm, cao 30-100cm. Rễ dài có màu vàng nhạt. Thân có lông mềm, ngắn. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 9-17 lá chét hình trứng có mép nguyên. Cụm hoa chùm ở nách lá; hoa tương đối nhỏ, màu tím nhạt. Quả đậu cong hình lưỡi liềm, dài 3-4cm, rộng 6-8mm, màu nâu đen, có lông dày, chứa 2-8 hạt nhỏ dẹt, màu nâu bóng.
Đặc điểm tự nhiên và các loại cam thảo
- Cây cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch.
- Cam thảo cũng có nhiều loại, mỗi loại có sự khác nhau về đặc điểm. Dưới đây là đặc điểm của ba loại cây cam thảo chính mà bạn đọc có thể tham khảo.
Cam thảo bắc
- Cây cam thảo bắc có tên khoa học là Glyryrrhiza uralensis Fisch glabra L, hay còn gọi là sinh cam thảo, quốc lão… Đặc điểm của cây là sống lâu năm, có kích thước khoảng 1 – 1,5m. Lá của cây là lá kép hình trứng có chiều dài khoảng 2 – 2,5cm.
- Hoa của cây cam thảo bắc có hình cánh bướm và thường nở vào mùa hạ đến đầu mùa thu. Quả có hình cong lưỡi liềm, có mày nâu và có nhiều lông. Loài cây này phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và hiện nay đã được di thực trồng khá nhiều ở miền bắc Việt Nam.
Cam thảo đất
- Cây cam thảo đất có tên khoa học Seoparia dulcis L hay còn được biết đến với những cái tên như cam thảo nam, giả cam thảo. Đặc điểm cây cam thảo đất là có chiều cao khoảng 40 – 80cm, thân ngắn hơn cam thảo bắc.
- Rễ của loại cây này khá to có hình trụ. Lá cây mọc đơn, mọc đối xứng hoặc 1 vòng có 3 phiến lá. Lá của cây có hình trụ lộn ngược hoặc hình mác. Kích thước của lá rộng khoảng 8 – 12mm, chiều dài lá khoảng 1,5 – 3cm. Cuống lá ngắn, hẹp dần về cuống và mép lá có răng cưa to.
- Hoa của cây này có mày trắng, mọc ở kẽ lá. Hoa có thể mọc thành đôi hoặc mọc lẻ và thường nở vào mùa hè. Quả có hình cầu, nhỏ, và bên trong có chứa các hạt li ti. Ở nước ta, cam thảo đất mọc ở hầu hết các tỉnh thành. Nó thường mọc hoang bạn có thể chủ động thu hái quanh năm.
Cam thảo dây
- Cây cam thảo dây cũng là một loại thảo dược quý và có nhiều tên gọi khác như tương tư tử, tương tư đằng, dây chi chi, cây cam thảo rừng… Tên khoa học của loại cây này là Abrus precatorius L.
- Loại cây dây leo này thân có nhiều xơ và có cành gầy, nhỏ. Lá cây có hình lông chim với chiều dài cả cuống là 15 – 24cm. Lá cây có hình chữ nhật, dài từ 5 – 20mm, rộng từ 3 – 9mm.
- Hoa của cây nó có màu hồng ngọc, thường mọc ở đầu cành hoặc mọc ở kẽ lá, thường nở thành từng chùm nhỏ. Quả có chiều dài từ 5 – 15mm, dày khoảng 7 – 8mm. Hạt có màu đỏ với 1 điểm đen lớn, vỏ cứng và có hình dạng như quả trứng.
Thành phần hóa học
- Trong Cam Thảo có Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid (Trung Dược Học). + Glycyrrhizin, 18b-Glycyrrhetic acid, Glucuronic acid, Glycyrrhizic acid (Lâu Chi Sầm, Dược Học Học Báo 1954, 2: 121).
- Uralsaponin (Trương Như [, Dược Học Học Báo 1986, 21)7): 510).
- Licorice-Saponin A3, B2, C2, D3, E2, F3, G2, H2, J2, K2 (Lsao Kitagawa và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (9): 3710). + Liquiritigenin, Liquiritin, Isoliquiritigenin, Isoliquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin (Litvinenko V I và cộng sự, C A 1956, 62: 8286b).
Đặc tính dược lý
- Cam thảo có vị ngọt, tính bình
Cam thảo chủ trị các triệu chứng:
- Tác dụng chống bệnh đái đường, dùng uống làm giảm đường huyết, tăng hồng cầu.
- Làm giảm lượng mỡ trong cơ thể.
- Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
- Dùng làm thuốc chữa ho.
- Thuốc chữa loét dạ dày, tránh dùng dài ngày vì gây phù.
- Dùng làm chất điều vị, tạo ngọt.
- Là thành phần dùng trà nhuận tràng.
- Tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể.
- Tác dụng chống loét dạ dày: Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày.
- Tác dụng chống co thắt.
- Tác dụng long đờm do các saponin có trong cam thảo bắc.
- Tác dụng tương tự cortison do Glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể kèm theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu dùng thời gian lâu có thể bị phù.
- Tác dụng chống viêm, chống loét, làm lành vết thương.
- Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO).
- Các thí nghiệm gần đây cho thấy cam thảo bắc có khả năng giải độc morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
- Tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch
Một số bài thuốc kết hợp cùng cam thảo
Trị viêm loét dạ dày
- Sử dụng cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo thêm vào đồ uống và uống nóng. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 15 ml. Điều trị liên tục trong 6 ngày, giúp cải thiện bệnh đáng kể.
Điều trị ho lao, ho lâu ngày
- Dùng cam thảo nướng rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gram hòa tan với nước ấm và uống. Ngày uống 3 – 4 lần để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.
Trị trẻ em cấm khẩu
- Dùng 10 gram cam thảo sống sắc với 1 chén nước. Sau khi thuốc cạn còn 7 phân, cha mẹ cho con uống. Sau đó, đợi cho con trẻ nôn hết đàm nhớt ra thì nhỏ vào miệng con ít sữa.
Chữa ngộ độc, mụn nhọt
- Dùng cao mềm cam thảo, mỗi ngày uống 1 – 2 thìa cà phê. Sử dụng vài ngày, giúp giải độc và giảm sưng ở mụn.
Trị chứng suy nhược, tâm phế suy nhược
- Sử dụng 12 gram cam thảo kết hợp với 8 gram nhị sâm và 10 gram đương quy, đem sấy khô, tán thành bột và bảo quản nơi khô thoáng. Mỗi lần lấy 4 gram bột hòa tan với nước ấm rồi uống. Ngày uống 3 – 4 lần.
Chữa viêm họng
- Dùng 10 gram cam thảo sống hãm với nước sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch
- Sử dụng 50 gram cam thảo tươi sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1. Chia thuốc làm 3 phần và uống trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn 15 – 20 phút.
Lưu ý khi sử dụng cam thảo
- Cam thảo mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều đó không có nghĩa nó hoàn toàn có lợi. Dùng cam thảo không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể.
- Không nên sử dụng Cam thảo dài ngày vì trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Nếu uống quá nhiều cam thảo đặc > 100 nước chiếu sẽ gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu.
- Vào mùa hè, nhiều người sử dụng nhân trần và cam thảo để làm nước uống hàng ngày, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo Đông y, nhân trần có vị cay, đắng, tính hàn dùng để mát gan, giảm đau đầu, cảm nhiệt. Cả cam thảo và nhân trần đều có những tác dụng tốt nhưng khi phối hợp lại với nhau sẽ gây hại, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.
- Cam thảo kết hợp với nhân trần có thể gây ra ít sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có thai, ngoài ra, do nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ thải nhiều các chất dinh dưỡng và lượng nước bị thải thường xuyên sẽ mất chất dinh dưỡng để nuôi thau, khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị đẻ non và dị tật thai nhi.
- Đối với nam giới, nếu dùng cam thảo với liều lương trên 8g/ngày trong thời gian kéo dài sẽ gây bất lực, giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.
- Các trường hợp như viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo. Những người bị táo bón lâu ngày, người cao tuổi, người viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng tốt nhất không nên sử dụng cam thảo.
- Các trường hợp khác, mỗi ngày chỉ nên dùng một gói trà có cam thảo, không nên dùng những loại trà chưa cam thảo như trà bát bảo, nhân trần thay nước lọc.
Xem thêm bài viết :
Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :