Tê bì chân tay là biểu hiện cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn, có thể đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Thời gian đầu, bệnh không có nhiều biểu hiện đáng chú ý, dễ khiến nhiều người chủ quan và bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất. Vậy, tê tay chân là bệnh gì? Chúng ta cần làm gì để nhận biết và điều trị bệnh ngay từ sớm? Theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé!
Tê bì chân tay là bệnh gì?
Tê bì tay chân là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc toàn phần ở chân hoặc tay, do dây thần kinh gặp vấn đề khi truyền thông tin đến não. Người hay bị tê chân tay thường có những biểu hiện như:
- Tê tay chân, cảm giác như kim đâm hoặc kiến bò.
- Tê ngứa ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa giống như hội chứng ống cổ tay.
- Tê ngón út và áp út giống như tổn thương thần kinh trụ, kèm theo đau cứng khớp bàn tay.
- Tình trạng tê bì kéo dài khiến tay, chân mất đi cảm giác, thường gặp khi về đêm.
- Tê bì chân tay kèm theo đau mỏi cổ, vai, gáy lan xuống nửa người.
- Có cảm giác nóng ran, tê ngứa châm chích và nóng bỏng ở tứ chi giống như bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, hoặc bệnh lý tổn thương đa rễ thần kinh.
- Tê bì chân tay có thể lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và hạn chế vận động.
- Tay chân bị chuột rút, co thắt cơ đột ngột, dẫn đến đau nhức âm ỉ ở bắp tay hoặc bắp chân.
- Triệu chứng tê bì chân tay kiểu trung ương, kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ.
Nguyên nhân gây tê bì chân tay
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tê bì chân tay, nguyên nhân của bệnh có thể xuất phát từ một số bệnh khác trong cơ thể:
Tê bì chân tay có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý, thậm chí là những bệnh nguy hiểm.
- Bệnh thoái hóa đốt sống: Khi bị thoái hóa đốt sống, dây thần kinh, động mạch đốt sống cổ bị chèn ép, gây cản trở đến sự lưu thông máu và dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có tê bì chân tay. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng nặng và thường xuyên xảy ra. Thậm chí, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như teo chân tay, liệt tay chân.
- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cột sống dẫn đến tình trạng tê bì tay chân và một vài triệu chứng khác, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của người bệnh.
- Bệnh tim mạch: Tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. Khi tim hoạt động kém sẽ dẫn đến máu không lưu thông tốt và gây tê bì tay chân.
- Thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp háng, khớp đầu gối bị tổn thương, bào mòn có thể dẫn đến tê tay, tê chân và gây hạn chế vận động.
- Đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn, có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh Trung ương và có thể dẫn đến tình trạng tê bì tay chân.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm sẽ gây tê bì tay chân, nhất là khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một vị trí.
- Hẹp ống sống: Đây là bệnh bẩm sinh do cột sống bị biến dạng. Cột sống thu nhỏ khiến các rễ thần kinh bị chèn ép và gây tê bì tay chân. Nếu tình trạng này kéo dài không được chữa trị có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu, ảnh hưởng đến sự vận động của người bệnh.
- Xơ vữa động mạch: Bệnh lý này gây hẹp lòng mạch và chèn ép những dây thần kinh chạy qua nên dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay.
- Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh lý này xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, dẫn đến rối loạn cảm giác, tê bì tay chân và hạn chế vận động.
Ngoài nguyên nhân bệnh lý, một số trường hợp tê nhức tay chân là do yếu tố nguy cơ sau:
- Chấn thương: Tình trạng tổn thương tay, chân, cột sống, hông, mắt cá do tai nạn giao thông, lao động hoặc tai nạn thể thao có thể khiến cơ bị sưng viêm và chèn ép lên dây thần kinh, từ đó làm cho chân tay tê bì.
- Sai tư thế: Ngồi/đứng một chỗ quá lâu, nằm ngủ nghiêng một bên, khuân vác vật nặng, thói quen kê gối cao hoặc mang giày cao gót, có thể làm tổn thương mao mạch và rễ thần kinh, dẫn đến tê chân tay và giảm khả năng vận động thể chất.
- Yếu tố lối sống: Mặc đồ quá bó, căng thẳng kéo dài hoặc thời tiết thay đổi đột ngột làm cho các tế bào thần kinh gần bề mặt da trở nên mẫn cảm hơn, dễ gây ngứa và tê bì chân tay.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thành phần gây mẫn cảm, có thể gây tê tay chân, người bệnh cần hết sức lưu ý.
- Phụ nữ mang thai: Ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi chèn ép mạch máu và rễ thần kinh, khiến quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn. Do đó, khi duy trì một tư thế quá lâu hoặc thực hiện động tác ngồi xổm, bà bầu dễ bị tê mỏi, đau nhức chân tay.
- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Sự thiếu hụt vitamin B12, Kali hoặc Magie trong cơ thể gây ra tình trạng tê ngứa ở cả tay và chân.
- Lạm dụng rượu bia: Rượu bia là tác nhân phá hủy mô xung quanh cơ thể, bao gồm hệ thống dây thần kinh. Điều này cũng lý giải tại sao tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn khiến bạn gặp phải triệu chứng yếu cơ, ngứa ran và tê bì ở chân tay.
Tê bì chân tay có nguy hiểm không
Thời gian đầu, cảm giác tê bì, ngứa ran ở chân tay không quá nghiêm trọng nên người bệnh có khuynh hướng xem nhẹ, thậm chí bỏ qua không đi khám với bác sĩ. Về lâu dài, triệu chứng trở nên nặng hơn, gây ra hàng loạt biến chứng khôn lường cho sức khỏe cũng như cuộc sống, cụ thể:
- Cảm giác đau buốt, tê nhức kéo dài khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ và suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm cho bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt, làm việc và đi lại hằng ngày.
- Nếu không điều trị sớm, tê bì tay chân biến chứng sang teo cơ, liệt chi, mất khả năng vận động hoặc rối loạn tiểu tiện không tự chủ.
- Hình thành khối u ác tính chèn ép vào hệ thống dây thần kinh, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Do đó, nếu người bệnh vừa tê bì chân tay vừa có thêm các triệu chứng sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương hướng chữa trị thích hợp:
- Thời gian tê chân tay diễn ra liên tục hơn 4 tuần.
- Có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng, nhiệt độ của chân và tay.
- Đi cùng với các dấu hiệu mãn tính.
- Chóng mặt, đau đầu, hay quên, khó thở, co giật.
- Không kiểm soát được bàng quang, ruột.
- Khó khăn trong đi lại, sinh hoạt.
Xem thêm:
Áp xe vú là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Mật ong là gì và nó có lợi cho sức khỏe của bạn như thế nào?
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365