Mụn cóc nói chung là sự phát triển vô hại trên da. Mụn cóc là những nốt sần nhỏ, chắc trên da do vi rút thuộc họ vi rút u nhú ở người (virus HPV) gây ra. Trong bài viết này, chúng tôi giải thích cách trẻ sơ sinh và trẻ em bị mụn cóc, nó có thể ảnh hưởng đến trẻ như thế nào và cách chẩn đoán và điều trị bệnh.
MỤC LỤC :
Làm cách nào để phát hiện các trường hợp mụn cóc ở trẻ sơ sinh
Mụn cóc khá phổ biến ở trẻ em đặc biệt là đối với những trẻ hiếu động, thường xuyên tò mò tìm hiểu về mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên mụn cóc rất hiếm gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh dưới hai tuổi. Dưới đây là các loại mụn cóc mà trẻ em có thể mắc phải:
- Mụn cóc thông thường: Mụn cóc thông thường có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể của trẻ nhưng thường xuất hiện nhiều nhất trên bàn tay, đặc biệt là xung quanh móng tay hoặc những nơi da bị rạn. Mụn cóc cứng và thô khi chạm vào và có xu hướng mang hình dạng giống như những mái vòm nhỏ, có màu sắc cụ thể.
- Mụn cóc lòng bàn chân: Đúng như tên gọi, mụn cóc bàn chân thường được tìm thấy ở dưới lòng bàn chân. Chúng có thể khá đau và khiến trẻ có cảm giác như đang dẫm lên những viên đá nhỏ, sắc nhọn. Những mụn cóc này trông giống như những mảng da cứng và có thể xuất hiện những đốm đen nhỏ trên đó.
- Mụn cóc dạng Filiform: Mụn cóc dạng Filiform thường được tìm thấy xung quanh miệng, mắt hoặc mũi. Chúng có hình dạng giống ngón tay và thường có màu sắc khá đặc trưng.
Mụn cóc có khả năng lây lan không?
– Mụn cóc không dễ lây, tuy nhiên trẻ có thể nhiễm phải loại virus này khi tiếp xúc trực tiếp với những người bị mụn cóc hoặc từ những đồ vật chạm vào khiến mụn bị vỡ ra chẳng hạn như khăn tắm.
– Đối với trẻ em, nguy cơ lây lan mụn cóc ra các khu vực da khác trên cơ thể càng tăng cao bởi trẻ thường dùng tay cạy hoặc làm vỡ mụn cóc khiến virus lây lan đến các vùng da khác, đặc biệt là những nơi da bị xước, nứt hoặc các vết thương hở.
Điều trị mụn cóc ở trẻ sơ sinh
Trừ khi mụn cóc xuất hiện trên mặt của con trẻ, hãy bắt đầu bằng các loại thuốc trị mụn theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Liều lượng, thời gian uống… của các loại thuốc này cũng được ghi đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Nói chung, để điều trị mụn cóc ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ nên thực hiện theo các bước như sau:
- Ngâm mụn cóc trong nước ấm khoảng 5 phút mỗi ngày, tốt nhất là trước khi đi ngủ.
- Nếu tình trạng mụn xuất hiện một cách dày đặc, hãy nhẹ nhàng giũa bề mặt của chúng bằng dũa móng tay hoặc đá bọt và đảm bảo không sử dụng những dụng cụ đó cho bất kỳ mục đích nào khác
- Bôi thuốc lên mụn cóc, tránh bôi lan ra những vùng da xung quanh.
- Khi thuốc đã khô, dùng băng gạc che mụn cóc lại và để qua đêm.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi chạm vào mụn cóc để ngăn virus lây lan.
- Lặp lại các bước trên hàng ngày cho đến khi hết mụn, thông thường phải mất từ 2 đến 4 tháng.
Khi nào cần gọi cho bác sĩ về tình trạng mụn cóc ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ của những trẻ bị mụn cóc có thể cân nhắc gọi cho các bác sĩ da liễu hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị mụn cóc trong những trường hợp sau:
- Mụn cóc khiến trẻ đau đơn, lan rộng hoặc quá nhiều và dày khiến trẻ xấu hổ, không dám đến trường hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác
- Mụn có dấu hiệu phát triển nhanh chóng hoặc thay đổi màu sắc
- Mụn cóc xuất hiện biểu hiện nhiễm trùng. Các dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm xuất hiện các vệt đỏ, chảy dịch, mủ hoặc trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên khả năng nhiễm trùng mụn cóc là tương đối hiếm gặp.
- Nếu mụn cóc xuất hiện ở hậu môn, bộ phận sinh dục hoặc trong miệng của trẻ. Lưu ý, đây có thể là trường hợp mụn cóc hoa liễu, đôi khi mắc phải trong quá trình sinh đẻ và mất vài năm mới xuất hiện. Mụn cóc hoa liễu cũng làm tăng nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ.
Ngăn ngừa mụn cóc ở trẻ sơ sinh
Mặc dù không có phương pháp nào đặc hiệu để ngăn ngừa mụn cóc, tuy nhiên cha mẹ của trẻ hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo sau đây để có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus gây ra mụn cóc ở trẻ. Cụ thể:
- Rửa tay thường xuyên
- Đi tất hoặc giày thường xuyên trong phòng thay đồ, quanh khu vực hồ bơi và phòng tắm công cộng.
- Không để trẻ dùng chung khăn tắm hoặc đồ vệ sinh cá nhân với các bạn khác trong lớp.
- Vệ sinh và băng bó vết thương cẩn thận.
- Cuối cùng, cần đảm bảo trẻ đã được tiêm phòng vaccine HPV. Loại vaccine này giúp bảo vệ cơ thể chống lại mụn cóc sinh dục và một số chủng virus có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ giới và dương vật ở nam giới.
Tham khảo thêm:
Vì sao trẻ nhỏ bị viêm da tiết bã?