Lúng túng khi bị mất sữa sau sinh, nhiều mẹ không biết phải làm như thế nào? Làm sao để gọi sữa về? Có những mẹ dù làm đủ mọi biện pháp được mọi người mách đều vô tác dụng. Bài viết sẽ phân tích về hiện tượng mất sữa sau khi sinh giúp các mẹ có cái nhìn khoa học nhất về vấn đề này.
3 hiện tượng mất sữa sau khi sinh?
Các mẹ phân biệt 3 hiện tượng này nhé:
- Ít sữa: sữa tiết ra ít hơn mức bình thường, bé chỉ bú được 1 lúc rồi ngừng, vì không thấy sữa ra bé sẽ chán, ngừng bú, bé sẽ đi tiểu ít hơn. Hai bầu ngực mẹ mềm, không căng tức.
- Tắc sữa: tức sữa vẫn tiết ra trong bầu ngực bình thường, nhưng không chảy được ra ngoài do ống dẫn sữa bị tắc. Bầu ngực căng cứng, đau, có thể dẫn đến áp xe, mẹ mệt mỏi, có thể sốt.
- Mất sữa sau sinh là hiện tượng tuyến sữa mẹ ngừng tiết sữa, bầu ngực mềm, nhũn, cố nặn cũng không ra sữa.
Nguyên nhân mẹ bị mất sữa sau sinh
Việc điều tiết sữa mẹ do 2 hormon prolactin – tiết sữa và oxytocin – phun sữa quyết định. Khi bé bú mẹ, kích thích cơ thể sản sinh prolactin tiết vào máu làm tuyến sữa phản xạ tiết sữa, khi bé ngậm núm vú hormone oxytocin kích thích sự co thắt của các mô nhỏ xung quanh ống dẫn sữa, đẩy sữa vào trong miệng bé.
Như vậy để đảm bảo lượng sữa cho con, cặp đôi 2 hormon này có vai trò rất quan trọng, là chìa khóa gắn kết tình mẫu tử, giúp mẹ khao khát được bên con.
2 hormone này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: dinh dưỡng, sức khỏe, tâm lý, thói quen sinh hoạt, hoạt động cho bé bú của mẹ. Hàm lượng hormone prolactin giảm khiến mẹ mất sữa.
Các tác nhân gây mất sữa sau sinh?
- Chế độ dinh dưỡng: Khi mang thai và sau sinh, người mẹ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc tiết sữa của cơ thể. Một số thực phẩm có thể làm mất sữa của mẹ có thể kể đến như măng, lá lốt, lá bạc hà..
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Sau sinh, nhịp sinh hoạt của người mẹ bị đảo lộn, nhiều mẹ mất ngủ vì chăm con, một số khác phải làm việc quá sức, không cân bằng được nghỉ ngơi và làm việc dẫn đến hoạt động tuyến sữa yếu.
- Tuyến sữa sản xuất theo nhu cầu của bé, khi lượng bú của bé giảm, tuyến sữa sản xuất giảm và dần dần mất sữa.
- Do đầu vú bị tắc, bịt kín lỗ thông tia sữa, do bị viêm, áp xe.
- Do dùng thuốc: người mẹ sinh mổ dùng thuốc kháng sinh, quá trình mang thai người mẹ mắc một số bệnh phải dùng thuốc ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
Cách “gọi” sữa về khi bị mất sữa
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng mất sữa, khi mẹ gặp tình trạng này cần tìm hiểu và khắc phục từng nguyên nhân để gọi sữa trở về.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: ăn nhiều các thức ăn tạo sữa như giò heo hầm đu đủ, thịt heo nạc nấu nhạt, rau khoai lang, cháo rau mùi,…
Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt sao cho hợp lý
- Sau sinh, mẹ cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong những ngày đầu.
- Tránh làm việc nặng nhọc trong khoảng 2-3 tháng sau sinh
- Tránh căng thẳng để không ảnh hưởng tới tâm lý và giấc ngủ
- Tránh xa các thiết bị điện tử
Massage tuyến vú
- Massage tuyến vú bằng nước ấm với khăn mềm, giúp cho tăng cường lưu thông tuyến sữa.
-
- Bước 1: Lấy ngón trỏ và ngón giữa đặt lên phía trên bầu vú, vuốt nhẹ nhàng từ trên bầu vú xuống phần núm vú theo đường động mạch tuyến vú khoảng 5 lần. Việc làm này sẽ giúp sữa được vận chuyển dễ dàng, hạn chế khả năng tắc nghẽn sữa.
- Bước 2: Tiếp tục dùng ngón trỏ và ngón cái nhẹ nhàng massage xung quanh quầng vú theo hình vòng tròn và theo chiều kim đồng đồng hồ khoảng 5 lần rồi xoay ngược lại.
- Bước 3: Lấy 3 ngón tay (Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) túm vào núm vú rồi kéo nhẹ nhàng ra ngoài.
- Bước 4: Đặt bàn tay hình chữ C, ôm lấy bầu vú dưới, sao cho ngón cái hướng lên trên.
- Bước 5: Bước cuối cùng của cách Massage ngực cho bà bầu sau sinh nhiều sữa hiệu quả và an toàn: – Giữ nguyên tay hình chữ C, nhưng lúc này bạn thu ngón cái và ngón trỏ về núm vú, bóp nhẹ giống như việc vắt sữa.
- Vệ sinh đầu vú sạch, không làm cản trở các tia sữa.
Duy trì lượng sữa tiết ra
Cơ chế hoạt động của tuyến sữa là sản xuất theo nhu cầu. Cho bé bú càng sớm càng tốt, nếu bé không bú cần massage vắt sữa ra để sữa tiếp tục đổ về.
Áp dụng một số mẹo dân gian gọi sữa về
Ngoài ra một yếu tố quan trọng khác là tâm lý người mẹ, các thành viên tạo môi trường yêu thương, quan tâm và chăm sóc giúp bà mẹ có tâm trạng tốt, vui vẻ, không stress và san sẻ với bà mẹ trong việc chăm sóc con để mẹ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Tham khảo thêm bài viết:
Viêm tuyến giáp sau sinh: Những vấn đề cần hiểu
Stress sau sinh và những dấu hiệu cảnh báo