Đục Thủy Tinh Thể – Nguyên Nhân và Triệu Chứng

Đục Thủy Tinh Thể Là Gì?

Đục thủy tinh thể (còn gọi là đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô) là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất có hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài. Phổ biến nhất là do lão hóa.

Hầu hết tình trạng mắt bị đục thủy tinh thể diễn biến chậm, ban đầu không cảm thấy khó chịu hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, theo thời gian, nó sẽ làm cản trở thị lực và khiến người bệnh khó khăn trong việc lái xe, đọc sách hay thực hiện các hoạt động thường ngày.

Cấu tạo mắt và đục thủy tinh thể
Cấu tạo mắt và đục thủy tinh thể

Thành phần tỷ lệ protein bị xáo trộn làm thay đổi độ dày, độ cong, độ trong, độ đàn hồi của thủy tinh thể, khiến thủy tinh thể mờ đục. Từ đó cản trở, không cho ánh sáng đi qua gây suy giảm thị lực thậm chí mù lòa.

Hầu hết tình trạng mắt này phát triển chậm và ban đầu không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, theo thời gian, nó sẽ làm cản trở thị lực và khiến người bệnh khó khăn trong việc lái xe, đọc sách hay thực hiện các hoạt động thường ngày.

Các Nguyên Nhân Gây Đục Thủy Tinh Thể

Nguyên nhân nguyên phát:

  • Do bẩm sinh, rối loạn các yếu tố di truyền
  • Do quá trình lão hóa.

Nguyên nhân thứ phát:

  • Mắc các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần.
  • Chấn thương mắt.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, thuốc chống trầm cảm…
  • Mắc các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì…
  • Thường xuyên tiếp xúc với các loại tia có hại như tia X, tia tử ngoại, tia hàn,…

Phân Loại Đục Thủy Tinh Thể

  • Đục thủy tinh thể xơ cứng nhân: là dạng phổ biến nhất, bắt đầu ở nhân của mắt (vùng trung tâm). Ở giai đoạn đầu, sự xơ cứng và chuyển màu vàng của nhân thủy tinh thể gây một số tật khúc xạ của mắt với các triệu chứng như nhìn xa mờ. Dạng này tiến triển chậm và thường phát triển trong nhiều năm.
  •  Đục thủy tinh thể lớp vỏ: Nếu bị tiểu đường, bạn có nguy cơ cao mắc loại bệnh này. Ngược với xơ cứng hạt nhân, đục thủy tinh thể vỏ bắt đầu từ lớp ngoài cùng của mắt. Dạng đục vỏ này có thể to ra và nhập vào nhau để tạo ra các vùng đục vỏ lớn hơn.
  • Đục bao sau: Nếu bạn bị tiểu đường hoặc cận thị nặng, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc loại đục thủy tinh thể bao sau. Ngoài ra, những người sử dụng thuốc có chứa steroid hoặc đã từng phẫu thuật mắt cũng có nguy cơ cao hơn. Vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thuỷ tinh mà không ảnh hưởng đến lớp vỏ. Dạng này thường phát triển nhanh chóng trong vòng vài tháng và hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể bao sau dù đã mổ và thay thủy tinh thể vẫn có nguy cơ bị đục trở lại.
  • Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Là tình trạng trẻ mới sinh ra đã xuất hiện hiện tượng mắt bị đục thủy tinh thể. Nguyên nhân có thể do rối loạn di truyền hay do mẹ mắc các bệnh như giang mai, hội chứng loạn sản sụn, hội chứng Down, nhiễm sắc thể 13, rubella bẩm sinh…
Các quá trình đục thủy tinh thể
Các quá trình đục thủy tinh thể

Các Triệu Chứng Của Đục Thủy Tinh Thể

  • Mờ mắt: Ở giai đoạn đầu, bệnh đục thủy tinh thể rất ít khi làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Đôi khi, người bệnh sẽ có cảm thấy mọi vật hơi mờ đi giống như có màn sương mỏng che mắt. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ tăng dần theo thời gian, màng mờ sẽ ngày càng dày lên và làm cho mọi vật mờ đi rõ rệt.
  • Khó nhìn vào ban đêm: Khi thủy tinh thể tiến triển nhanh sẽ làm giảm dần tầm nhìn của người bệnh vào ban đêm, gây khó khăn cho việc lái xe nhất là khi gặp ánh đèn xe ngược chiều.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Nhìn lóa mắt và chói mắt, nhạy cảm với ánh sáng là dấu hiệu phổ biến khi bị đục thủy tinh thể. Ánh sáng chói khiến cho người bệnh có cảm giác đau mắt và khó chịu khi tiếp xúc. Nhạy cảm với ánh sáng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể trước khi bệnh có thể tiến triển nặng hơn.
  • Khó nhận biết màu sắc: Khi mắt bị bệnh sẽ làm giảm khả năng nhận biết màu sắc của mắt. Một số màu sẽ trông mờ nhạt khi hiện tượng thủy tinh thể bị đục.
  • Nhìn đôi, nhìn ba: Nhiễu xạ từ đục thủy tinh thể có thể khiến cho bạn nhìn sự vật thành hai, ba thậm chí là nhiều hơn nữa. Khi đục thủy tinh thể tiến triển nặng thì triệu chứng này có thể mất đi. Ngoài đục thủy tinh thể, một số bệnh lý khác có thể dẫn đến hiện tượng này: u não, sưng giác mạc, đa xơ cứng, đột quỵ…
Nhìn đôi, nhìn ba do đục thủy tinh thể
Nhìn đôi do đục thủy tinh thể

Phương Pháp Điều Trị Đục Thủy Tinh Thể

Sử dụng kính:

Trong giai đoạn sớm, thị lực chưa suy giảm nhiều, các bác sĩ thường cho bệnh nhân đeo kính hoặc sử dụng kính lúp hỗ trợ song song với việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Người bệnh cũng được khuyến cáo làm việc trong môi trường ánh sáng tốt để giảm thiểu các rối loạn thị giác.

Phẩu thuật thay thủy tinh thể:

Nếu bạn bị mất thị lực do bệnh đục thủy tinh thể mà không thể sử dụng thuốc hoặc đeo kính thì bạn cần phẫu thuật để thay thế thủy tinh thể. Quy trình thực hiện: Bác sĩ rạch một đường nhỏ trên mắt và phá vỡ thủy tinh thể bằng sóng siêu âm. Phần thủy tinh thể bị đục được lấy ra và thay vào đó bằng thủy tinh thể nhân tạo.

 

Tham Khảo Thêm

Bệnh giác mạc hình chóp

Nguyên nhân cận thị ở trẻ

Ảnh hưởng của béo phì đến sức khỏe

anh facebook x 300x200 1