Đau dạ dày: Các triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đây còn được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị suy nhược. 

Thế nào là đau dạ dày?

Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp bao gồm các vấn đề về dạ dày: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Điều này gây nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không những thế, trong nhiều trường hợp, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý sinh dục của quý ông, quý bà, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Đau dạ dày
Đau dạ dày

Có 3 vị trí phổ biến mà người mắc chứng đau dạ dày cần quan tâm

  • Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.

  • Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…
  • Đau vùng bụng giữa: vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày

Ăn uống không đúng giờ

Dạ dày là một cơ quan có “thời gian biểu” rất chặt chẽ. Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của dạ dày có khi nhiều khi ít mang tính chu kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Nếu lúc này không ăn, lượng acid sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân, từ đó gây viêm loét dạ dày.

Ăn quá nhanh, không nhai kỹ

Thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày..

Uống nhiều rượu, bia

Rượu bia được xem là các loại đồ uống hàng đầu gây ra bệnh lý về tiêu hóa và tổn hại sức khỏe. Hầu hết các chất có trong rượu bia đều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dần dần dẫn đến khả năng bị viêm loét dạ dày hay nặng hơn là chảy máu hoặc thủng dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.

Ăn uống không vệ sinh

  • Việc ăn uống không vệ sinh rất dễ khiến bạn mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… Đặc biệt, trong mùa hè nóng nực, khi các loại vi khuẩn phát triển sinh sôi một cách nhanh chóng, thực phẩm rất dễ biến chất, việc ăn uống các loại thực phẩm không tươi mới sẽ khiến bạn càng dễ mắc những căn bệnh này.
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh dạ dày mạn tính, lây nhiễm qua đường ăn uống không vệ sinh. Helicobacter pylori ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây viêm niêm mạc, dẫn đến các căn bệnh dạ dày. Nó cũng tồn tại trong khoang miệng và nước bọt của người mắc bệnh. Do đó, không ăn uống chung đụng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn này.

Ăn quá nhiều vào buổi tối

Nhiều người có thói quen bỏ bữa sáng, ăn bữa trưa qua loa, để rồi đến bữa tối lại ăn thật nhiều hoặc trước khi ngủ còn ăn đêm sẽ gây hại cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Ăn quá nhiều vào bữa tối hoặc bữa đêm sẽ gây đầy bụng, dạ dày quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây hại niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến viêm loét. Hơn nữa, ăn quá nhiều vào bữa tối còn làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn giấc ngủ.

Căng thẳng thần kinh

Sự phát sinh và phát triển của không ít các căn bệnh dạ dày có liên quan chặt chẽ với tâm trạng và tinh thần chúng ta. Thần kinh bị căng thẳng, phiền não hay tức giận sẽ tác động đến chức năng bài tiết, vận động và tiêu hóa của dạ dày. Do đó, người trầm cảm, hay lo lắng hoặc bị tổn thương tinh thần lâu ngày sẽ dễ mắc bệnh loét dạ dày.

Hút thuốc lá

Thuốc lá không những gây hại cho hệ hô hấp mà còn làm hại đến dạ dày. Người hút thuốc lá thường xuyên dễ mắc bệnh viêm dạ dày. Nicotin có trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày do kích thích co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp máu cho niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ, phục hồi niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự bài tiết acid và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Lạm dụng thuốc

  • Rất nhiều loại thuốc có thể gây cho hại niêm mạc dạ dày. Ví dụ, các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Ngoài ra, các loại thuốc nội tiết có chứa corticosteroid cũng thường gây viêm, loét hoặc thủng dạ dày. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

Để cơ thể nhiễm lạnh

Dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Thói quen tắm muộn hoặc ăn mặc phong phanh khiến cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ khiến dạ dày co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn…

Các nguyên nhân của bệnh đau dạ dày
Các nguyên nhân

Các phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày

Điều trị đau dạ dày chủ yếu là dùng thuốc, kết hợp với rèn luyện thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Người bệnh nên đi khám với bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Một số loại thuốc điều trị đau dạ dày thường được áp dụng như:

  • Thuốc điều trị axit dạ dày: Uống thuốc để làm giảm hoặc trung hòa axit dạ dày.
  • Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit trung hòa axit dạ dày và có thể giảm đau.
  • Ức chế histamin H2: Khi thuốc kháng axit không đủ cung cấp cứu trợ, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc khác giúp làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày… (cần có chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng).
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton: Thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit bằng cách chặn các hành động của bơm trong các tế bào tiết axit của dạ dày.
  • Các loại thuốc để điều trị vi khuẩn HP: Hầu hết sử dụng sự kết hợp của hai loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn, và các chất ức chế bơm proton làm giảm đau đớn và buồn nôn, chữa viêm dạ dày và có thể làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
Dạ dày
Dạ dày

Những thực phẩm tốt cho bệnh đau dạ dày

  1. Sữa chua bổ sung vi khuẩn có lợi cho dạ dày. …
  2. Quả táo. …
  3. Gừng trung hòa axit, giảm đau thượng vị dạ dày. …
  4. Chuối làm giảm axit dư thừa trong dạ dày. …
  5. Rau thì là giảm đau, chống viêm dạ dày. …
  6. Bạc hà kháng viêm, giảm đau dạ dày. …
  7. Hạt chia. …
  8. Đu đủ nhuận tràng, bổ sung enzym tiêu hóa cho dạ dày.
20190405 134949 276986 bi benh dau da day ne.max 800x800 1
Thực phẩm bổ sung

Mẹo giảm đau dạ dày tại nhà 

Chườm nóng

Chườm nóng không chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp đau bụng mà còn giúp giảm đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Sức nóng từ túi chườm giúp tăng cường lưu thông máu trên bề mặt da, làm giãn các cơ, cải thiện lượng máu đến bụng, nhờ đó mà giảm đau hiệu quả.

Cách 1: Dùng nước nóng

  • Cho nước vào túi giữ nhiệt hoặc chai thủy tinh
  • Dùng túi này lăn qua lăn lại ở vị trí đau

Ngoài ra, bạn còn có thể nhúng nước ấm bằng một chiếc khăn dày, vắt ráo nước và chườm lên vùng thượng vị để giảm đau.

Cách 2: Chườm muối

  • Lấy một ít muối đem rang, bọc vào một cái khăn sạch
  • Dùng khăn này chườm lên vị trí đau
  • Khi muối nguội thì rang lại cho nóng rồi tiếp tục chườm đến khi cảm giác đau dịu đi.

Uống trà cúc La Mã

Cúc La Mã có chứa thành phần kháng viêm mạnh và còn có khả năng chống co thắt nên được sử dụng để trị các triệu chứng co thắt ruột và giảm đau dạ dày hiệu quả. Loại trà này còn giúp làm giãn cơ trên đường tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón. Đặc biệt, trà hoa cúc còn được biết đến với tác dụng an thần, giảm đau nên có thể xoa dịu cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít trà hoa cúc khô, hãm với nước sôi trong cốc
  • Sau khi nước còn hơi ấm thì lấy dùng
  • Uống khi bị đau dạ dày hoặc trước khi đi ngủ 30 phút – 1 tiếng để cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Thiết kế không tên 8 3
Cúc la mã là một cách để giảm đau tại nhà

Uống nước gừng

Gừng có chứa chất chống viêm, chống oxy, kháng khuẩn. Có tác dụng giảm đau dạ dày, hạn chế sản sinh gốc tự do ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Không chỉ vậy, gừng cũng thúc đẩy hoạt động của ruột, giúp giảm đau, làm dịu cơn co thắt dạ dày.

Thiết kế không tên 7 4
Dùng trà gừng cũng là một biện pháp giảm đau chanh chóng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g gừng tươi, rửa sạch, để ráo
  • Xắt gừng thành lát mỏng, cho vào ly nước sôi đậy kín
  • Hãm trong 15 phút thấy nước còn hơi ấm là có thể dùng.

Dùng nước ấm hoặc sữa ấm

Một cốc nước ấm pha muối loãng hoặc một cốc sữa ấm cũng giúp giảm co thắt dạ dày rất tốt.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng nước muối ấm

  • Lấy 1 cốc nước ấm, cho vào vài hạt muối, khuấy đều
  • Uống từ từ từng ngụm nhỏ, không dùng quá nhiều

Cách 2: Dùng sữa ấm

  • Pha một ly sữa ấm nhỏ
  • Uống từ từ từng ngụm, không dùng nhiều
  • Chỉ uống khi thấy quá đau.

Thiết kế không tên 9 3

Dùng nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Do nghệ chứa hoạt chất curcumin có khả năng tiêu viêm, giảm sưng, trung hòa nồng độ acid dạ dày và hỗ trợ làm lành vết thương rất tốt.

Mật ong chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, có thể làm dịu cơn đau, tăng khả năng chống chịu của dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thìa mật ong nguyên chất, 2 thìa tinh bột nghệ
  • Cho nghệ và mật ong vào cốc nước ấm, khuấy đều để uống
  • Dùng khi đau dạ dày hoặc trước khi đi ngủ sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm.

Thiết kế không tên 10 4

Uống nước lá bạc hà

Lá bạc hà chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, giảm đau bụng, chống co thắt dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch để ráo
  • Cho vào máy xay nhuyễn, chắt lấy phần nước, bỏ bã
  • Uống nước này khi thấy đau dạ dày.
Thiết kế không tên 11 4
Có thể dùng nước lá bạc hà để giảm đau dạ dày

Massage (Xoa bóp) bụng giảm đau

Massage xoa, xoa bóp vùng bụng để tăng lưu lượng máu lưu thông đến bụng cũng là một cách giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng. Việc massage này cũng sẽ làm cơn đau dịu lại trong thời gian ngắn để bạn có thời gian sử dụng thuốc hoặc thăm khám bác sĩ.

Cách thực hiện:

  • Đặt hai bàn tay chồng lên nhau, bắt đầu xoa bụng theo chiều kim đồng hồ
  • Ấn lên bụng với lực vừa phải, khi xoa bóp thì nhớ thở bụng thật lâu
  • Dùng ngón cái ấn nhẹ nhàng lên vùng bị đau, nếu thấy dễ chịu thì tiếp tục thực hiện đến khi cơn đau giảm dần

 

 

Thiết kế không tên 12 2
Massage bụng