Bệnh bạch hầu thanh quản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các mảng niêm mạc… gây ra những biến chứng nguy hiểm với trẻ như viêm cơ tim, suy hô hấp, viêm dây thần kinh…
Bệnh bạch hầu thanh quản là gì?
– Bạch hầu là căn bệnh nguy hiểm. Người bệnh bạch hầu chịu tổn thương nghiêm trọng do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gay ra.
– Vi khuẩn Bạch hầu là một trực khuẩn Gram dương hiếu khí, có dạng hình chùy hoặc hình que mảnh thẳng, không di động, có thể tồn tại khá lâu ở nhiệt độ thường. Vi khuẩn bạch hầu lây bệnh qua đường hô hấp khi người bệnh nói, ho, hắt hơi, hoặc trẻ tiếp xúc với bề mặt, dụng cụ chứa vi khuẩn.
– Bệnh bạch hầu có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Nếu không được điều trị kịp thời, bạch hầu thanh quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm dây thần kinh ở trẻ nhũ nhi, thậm chí gây tử vong chỉ trong 6-10 ngày nhiễm bệnh nếu không được điều trị.
Bệnh bạch hầu thanh quản ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
– Bệnh bạch hầu thanh quản có tỷ lệ tử vong 5-17% đối với những người chưa tiêm vắc-xin – cao hơn cả tỷ lệ tử vong do Covid-19. Kể cả những người bạch hầu được chăm sóc và điều trị đầy đủ vẫn có nguy cơ tử vong. Đối tượng nhiễm bệnh chính là trẻ em dưới 15 tuổi.
– Một số chủng của vi khuẩn bạch hầu chiết độc tố cản trở tế bào sản xuất protein, phá hủy các mô ở khu vực lây nhiễm và hình thành các màng giả ở khí quản. Độc tố được vận chuyển theo mạch máu và phân phối đến các mô trong cơ thể, gây tổn thương dây thần kinh, viêm cơ tim, giảm tiểu cầu và tạo protein trong nước tiểu.
– Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi được điều trị, bệnh bạch hầu vẫn có thể gây tử vong với tỷ lệ 3%, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Nhận biết bệnh bạch hầu thanh quản lây truyền như thế nào?
– Triệu chứng bệnh bạch hầu giống như một đợt cảm lạnh với các dấu hiệu: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan hoặc nhiễm trùng ngoài da. Ban đầu, người bệnh có triệu chứng đau rát cổ họng, sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Sau 2-3 ngày, vùng họng xuất hiện những đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh.
– Một số trường hợp có sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê, đờ đẫn, mạch nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ mắc bệnh bạch hầu có thể tử vong sau vài ngày do vi khuẩn ngấm vào máu, gây nhiễm độc toàn thân.
– Đường lây truyền chính của vi khuẩn bạch hầu là tiếp xúc trực tiếp với da vùng tổn thương của người bệnh, dịch từ mũi họng, các giọt bắn của người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi, các vật thể nhiễm khuẩn. Cả người bệnh và người lành mang mầm bệnh đều có thể lây truyền bệnh.
– Các đối tượng nguy cơ của bệnh bạch hầu bao gồm:
- Người có tiền sử viêm da cơ địa
- Người có điều kiện sống không vệ sinh, đông đúc, chật chội
- Người di chuyển tới nơi đang có dịch bệnh
- Người không tiêm phòng vắc-xin bạch hầu.
Tham khảo thêm:
Dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi và biện pháp phòng ngừa