Lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, làm việc năng suất giảm là biểu hiện của suy nhược cơ thể khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Do vậy, khi suy nhược cơ thể, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
MỤC LỤC :
Suy Nhược Cơ Thể Là Gì?
Suy nhược cơ thể là tình trạng toàn thân mệt mỏi, thiếu sức sống, khó tập trung, phản xạ chậm. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến sút cân, mất ngủ, suy giảm trí nhớ và các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý.
Đây là tình trạng mà ai cũng có thể mắc phải, thường gặp nhất ở lứa tuổi 20 – 40, khi con người đang phải lao động kiếm tiền, trang trải cuộc sống. Bị suy nhược cơ thể sẽ khiến họ mất đi động lực làm việc, trở nên chán nản, nhanh mệt mỏi và giảm chất lượng lao động. Việc này dẫn đến dễ vấp phải thất bại hơn cũng như dễ dàng bỏ cuộc hơn.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Suy Nhược Cơ Thể
Đa số trường hợp suy nhược cơ thể hiện nay chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng các chuyên gia nhận định rằng tình trạng này có thể dẫn đến do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Mất cân bằng dinh dưỡng
- Rối loạn giấc ngủ
- Nhiễm trùng
- Các bệnh tim mạch
- Các bệnh liên quan đến cơ bắp
- Các bệnh thần kinh
- Các vấn đề tâm lý
- Các bệnh đường hô hấp
- Các bệnh đường tiêu hóa
- Ung thư
- Tác dụng phụ của thuốc
- Tuổi già
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Suy Nhược Cơ Thể
Thường xuyên mệt mỏi
Mệt mỏi là điều đầu tiên để nhận biết suy nhược cơ thể. Người bị suy nhược sẽ luôn luôn trong tình trạng mệt mỏi kéo dài. Cơ thể người bệnh uể oải, thiếu sức sống, cảm giác kiệt sức, không có sức khỏe và tinh thần làm việc, thường xuyên trong tình trạng đổ mồ hôi. Kèm theo đó là dấu hiệu da xanh tái, dễ ngất xỉu và có thể ngất khi làm việc quá độ hoặc bất cứ lúc nào. Nếu không sớm nhận biết và điều trị sẽ rất khó phục hồi được thể trạng ban đầu.
Dễ ngã bệnh
Suy nhược cơ thể có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh, khiến họ dễ và hay ốm hơn.
Mất ngủ
Người bị suy nhược cơ thể thường bị rối loạn mất ngủ. Giấc ngủ của người bệnh thường trằn trọc, không sâu, dễ tỉnh giấc, dễ gặp ác mộng. Những yếu tố này khiến người bệnh có giấc ngủ kém chất lượng, ngày hôm sau dễ lờ đờ mệt mỏi, dẫn đến suy nhược ngày càng nặng hơn.
Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
Suy nhược cơ thể khiến người bệnh không thể hấp thu dinh dưỡng đúng cách, dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng,…
Các vấn đề da liễu
Cơ thể bị suy nhược sẽ khiến da không được cung cấp đủ khoáng chất và vitamin từ bên trong. Hậu quả là da sẽ nhanh bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn hay trở nên xanh xao, nhợt nhạt.
Làm Gì Để Chữa Suy Nhược Cơ Thể?
Tăng cường thể dục
Không nhất thiết phải là các hoạt động nặng, chỉ cần các động tác nhẹ nhàng cũng có tác dụng cải thiện sức khỏe, tăng cường chức năng tim phổi, cơ bắp. Việc tập thể dục giúp máu dễ dàng lưu thông và giải tỏa căng thẳng, hai yếu tố quan trọng trong việc điều trị suy nhược cơ thể.
Bổ sung dinh dưỡng
Dù suy nhược khiến luôn cảm thấy chán ăn, bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết thể phục hồi cơ thể. Các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp là các nguồn dinh dưỡng lí tưởng cho người bệnh, dễ ăn và dễ hấp.
Điều trị tâm lý
Sức khỏe thần kinh có vai trò rất lớn trong sức khỏe con người. Những người thường xuyên căng thẳng, không được nghỉ ngơi đầy đủ, mắc phải các bệnh thần kinh có nguy cơ bị suy nhược cơ thể rất cao, từ đó dẫn đến nhiều bệnh tâm lý hơn, tạo thành một vòng lặp rất khó chữa. Để điều trị suy nhược cơ thể, ngoài thể dục và dinh dưỡng, người bệnh cần tìm đến các chuyên gia tâm lý để chẩn đoán khắc phục các vấn đề mà bản thân đang mắc phải.
Tham Khảo Thêm
Sản phẩm hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể
Ảnh hưởng của áp lực tâm lý đến sức khỏe
Vì sao cơ thể cần Vitamin và Khoáng chất