Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài, các lympho phải làm việc quá sức dẫn tới sưng to và hình thành các hạt trong họng. Viêm họng hạt chia thành hai dạng cấp tính và mãn tính. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn viêm họng hạt mạn tính rất dễ tái nhiều lần.
MỤC LỤC :
Các triệu chứng nhận biết viêm họng hạt
Giống như viêm họng, viêm họng hạt có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết thay đổi. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 2 đến 5 ngày. Các triệu chứng viêm họng hạt bao gồm:
● Đau họng, khó nuốt thức ăn: Niêm mạc họng bị tổn thương dẫn đến cảm giác đau khi thức ăn đi qua họng xuống dạ dày.
● Ngứa họng, vướng họng: Các hạt sưng to trong họng khiến người bệnh cảm thấy ngứa, vướng nơi cổ họng, đặc biệt khi nuốt.
● Ho: Họng bị kích thích làm khởi phát các cơn ho khan, ho có đờm do các ổ viêm nhiễm tiết ra.
● Sốt cao: Sốt là dấu hiệu hệ thống miễn dịch của cơ thể đang tăng cường hoạt động để chống đỡ các cuộc tấn công của tác nhân gây bệnh.
Lý do khiến viêm họng hạt dễ tái phát
Viêm họng hạt có hai dạng: Viêm họng hạt cấp tính và viêm họng hạt mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm rất dễ chuyển sang mạn tính. Lúc này viêm họng hạt dễ tái phát nhiều lần bởi các lý do:
● Niêm mạc họng yếu, dễ bị tổn thương.
● Tiếp xúc với không khí ô nhiễm, thuốc lá, khói bụi, nước đá…
● Lạm dụng kháng sinh điều trị gây nhờn thuốc. Sử dụng kháng sinh không đúng cách (Kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị khi nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng với virus, nấm…)
● Người bệnh chủ quan với các biểu hiện nhẹ, khi điều trị thì bệnh đã trở nặng khiến thời gian điều trị kéo dài,
● Sức đề kháng yếu: Viêm họng hạt mạn tính kéo dài khiến hệ miễn dịch kém, virus, vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh.
● Thói quen khạc, nhổ khiến các mao mạch họng bị căng lên, rách vỡ và tổn thương niêm mạc họng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn tấn công.
Viêm họng hạt có thể điều trị dứt điểm không?
Để điều trị viêm họng hạt dứt điểm cần xác định được bệnh do vi khuẩn hay vi nấm gây ra. Để làm được điều này cần nuôi cấy, phân lập vi khuẩn hoặc vi nấm, làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp nhất cho việc điều trị mầm bệnh. Đồng thời kết hợp điều trị mũi, xoang nếu có viêm nhiễm để quá trình điều trị viêm họng hạt đạt kết quả tối ưu.
Một số phương pháp điều trị viêm họng hạt khác bao gồm:
● Súc miệng nước muối giúp giảm đau cổ họng và tránh nhiễm trùng.
● Uống nhiều nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn sốt, khơi thông cổ họng
● Uống mật ong giúp cung cấp cho cơ thể vitamin, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ cổ họng.
● Tỏi có chứa allicin – một kháng sinh rất mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus, người bệnh có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 hoặc giã nát tỏi, thêm một chút nước và mật ong, đun sôi để tạo thành hỗn hợp sánh mịn có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Phòng ngừa viêm họng hạt tái phát
Vệ sinh đường hô hấp trên hàng ngày như: Vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
● Điều trị dứt điểm bệnh viêm họng ban đầu không để bệnh trở thành mạn tính.
● Tránh hít phải khí độc hại trong hầm lò, nhà máy, hóa chất. Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, nơi khói bụi, ô nhiễm.
● Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
● Giữ ấm cổ và cơ thể. Tránh ăn kem, uống nước đá lạnh, bia rượu…
● Bổ sung vitamin và khoáng chất, tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
● Khi phát hiện dấu hiệu bệnh viêm họng hạt, cần thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và chỉ định điều trị phù hợp, tránh tự ý dùng thuốc hoặc điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm.
Tham khảo thêm: