Thảo Dược Việt Nam – Bạch Chỉ

Bạch Chỉ

Cây bạch chỉ còn có các tên gọi khác là Bách chiểu, an bạch chỉ, chỉ hương, xuyên bạch chỉ, lan hòe, bạch cự, thần hiêu, chỉ hương, phù ly, linh chỉ, hưng an bạch chỉ.

Đặc điểm tự nhiên

  • Tên khoa học là Angelica dahurica
  • Bạch chỉ là cây sống lâu năm có chiều cao trung bình từ 1 – 2,5 m
  • Thân rỗng, mập, đường kính dao động từ 2 – 3 cm. Bên ngoài nhẵn, màu tím hồng hoặc xanh lục ánh tía. Phần thân dưới nhẵn, thân trên có lông tơ ngắn.
  • Lá to, xẻ lông chim, màu xanh. Cuống lá dài khoảng 4 – 20cm, phần cuối cuống phát triển thành bẹ ôm vào thân. Hai bên mép lá có hình răng cưa, đường gân phía mặt trên của lá được bao phủ một lớp lông tơ mềm.
  • Cây bạch chỉ cho ra hoa vào thời điểm tháng 7- 8 hàng năm. Hoa màu trắng mọc thành cụm ngay đầu cành hoặc kẽ lá, có hình tán kép, kích thước từ 10 – 30cm. Các tán hoa nối với thân bằng một cuống chung dài 4 – 20cm. Cánh hoa có khía, hình trứng ngược. Bầu nhụy có thể nhẵn hoặc chứa lông tơ.
  • Quả bế đôi dẹt, ra vào tháng 8 -9 trong năm. Chiều dài quả khoảng 4 – 7mm, hình bầu dục, một số quả hơi tròn.
  • Rễ hình trụ, màu nâu nhạt hoặc màu vàng, dài khoảng 3 – 5cm, có mùi thơm hắc, vị cay của tinh dầu. Đầu cổ rễ hơi vuông và thu nhỏ dần xuống đầu dưới. Mặt ngoài vỏ rễ lồi lên nhiều nốt nhỏ nằm ngang, xếp thành 4 hàng dọc theo thân rễ.
  • Bẻ ngang rễ thấy cứng, không xơ. Ruột rễ mềm, chất bột, màu trắng ngà, phía ngoài xốp. Có tầng sinh gỗ dạng vòng tròn, trong đó gỗ chiếm 1/2 – 1/3 đường bán kính.
Thảo Dược Việt Nam - Bạch Chỉ
Thảo Dược Việt Nam – Bạch Chỉ

Thành phần hóa học

  • Trong Bạch chỉ chứa tinh dầu và các dẫn chất Couramin
  • Byak-Angelicin
  • Byak Angelicol
  • Oxypeucedanin
  • Imperatorin
  • Isoimperatorin
  • Phelloterin
  • Xanthotoxin
  • Anhydro Byakangelicin
  • Neobyak Angelicol
  • Marmezin
  • Scopetin
  • Angelicotoxin
  • Hydrocarotin
  • Angelic acid
  • 5-Methoxyl-8-Hydroxypsoralen
  • Furanocoumarines

Đặc tính dược lý

  • Bạch chỉ có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, ít độc.
  • Bạch chỉ thường sử dụng rễ cây làm thuốc chữa đau đầu, đau răng, cảm cúm, u nhọt
Rễ cây bạch chỉ được lấy làm vị thuốc chữa bệnh
Rễ cây bạch chỉ được lấy làm vị thuốc chữa bệnh

Bạch chỉ chủ trị chữa các bệnh

Đau mắt

  • Theo kinh nghiệm của dân gian, thì dùng bạch chỉ để chữa đau mắt cùng đau đầu rất hiệu quả. Phương pháp ở đây đó là dùng khoảng 20 gam bạch chỉ, kết hợp với khoảng 5 gam ô đầu sống.
  • Tất cả nguyên liệu đem tán thành bột mịn, sau đó đem sử dụng trong ngày, nấu chung với chút nước nóng uống.

Giảm chóng mặt

  • Dùng bạch chỉ đã đem tán thành bột mịn, trộn chung cùng với mật ong, rồi vo thành các viên hoàn.
  • Mỗi ngày lấy ra một viên để dùng, dùng liên tục 1 tháng sẽ khỏi bệnh, nhưng phải kiên trì dùng nếu không bệnh sẽ tái phát.

Chữa viêm xoang

  • Đem bạch chỉ tán thành bột mịn, sau đó đem giã nát ra trộn chung với mật ong, rồi vo thành các viên, mỗi viên tầm 5 gam là đủ. Mỗi ngày dùng 2 viên, uống chung với trà nóng.

Chữa cảm cúm

  • Dùng khoảng 30 gam cam thảo, cùng với bạch chỉ, quả táo, củ hành cùng với vài lát gừng tươi, và 40 gam hột đậu xị. Đem các nguyên liệu này nấu chung với khoảng 2 bát nước cho đến khi còn lại 1 nửa thì uống.
  • Bài thuốc về viêm xoang, cúm thì phải kiêng kỵ với thịt bò, nếu dùng không cẩn thận có thể gây nguy hại đến sức khỏe.

Làm đẹp

  • Bạch chỉ đem lại nhiều công dụng tuyệt vời không chỉ cho sức khỏe mà cho cả sắc đẹp. Người ta thường nghiền nhuyễn thành bột bạch chỉ đắp mặt nạ giúp trắng da, hoặc lấy củ ngâm rượu trị nám, tàn nhang,…

Trị nám da

  • Nám da là tình trạng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên. Thường gặp nhất là độ tuổi từ 30 trở đi. Để chữa nám da, ta làm như sau:
  • Sử dụng 40g bạch chỉ 100g hoa đào ngâm với 1 lít rượu nếp. Khoảng 30 ngày thì lấy uống giúp giảm sắc tố melanin làm sạch nám, sạm da một cách hiệu quả.
Bạch Chỉ
Bạch Chỉ

Giúp trắng da

  • Bạn có thể dùng 2 thìa cà phê bột bạch chỉ, 2 thìa cà phê mật ong, 3 thìa cà phê sữa tươi không đường. Trộn đều hỗn hợp, thoa lên da, massge nhẹ nhàng, khoảng 30 phút thì rửa mặt lại thật sạch.
  • Thực hiện đều đặn 3-4 lần/tuần bạn sẽ sở hữu một làn da trắng sáng, mịn màng như mơ ước. Nó có tác dụng làm mềm và cung cấp độ ẩm cho da. Đây là phương pháp làm đẹp tuyệt vời và hiệu quả mà chị em có thể áp dụng.

Hạ sốt cho trẻ em

  • Chuẩn bị: 1 nắm cây bạch chỉ
  • Cách dùng: Nấu nước tắm cho trẻ nhằm kích thích ra mồ hôi, giúp hạ sốt nhanh hơn.

Chữa đau răng

  • Chuẩn bị: 4g bột bạch chỉ, 2g bột xích đan, mật ong nguyên chất.
  • Cách dùng: Lấy các vị thuốc trộn chung với mật ong, vo thành những viên hoàn toàn cất vào hũ thủy tinh dùng dần. Khi sử dụng lấy viên thuốc nhét vào nơi kẽ răng bị đau mỗi ngày 1 lần.

Chữa hóc xương

  • Chuẩn bị: Bột củ chóc (bán hạ ) và bột bạch chỉ tỷ lệ 1:1
  • Cách dùng: Trộn chung 2 nguyên liệu với nhau. Mỗi lần bị hóc xương lấy 8g uống giúp nôn ra xương sau vài phút.

Chữa táo bón

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ, mật ong
  • Cách dùng: Tán bạch chỉ thành bột mịn. Hàng ngày, lấy 8g bột hòa với 2 thìa mật ong và một ít nước cơm uống cho đến khi khỏi bệnh.

Chữa đau nửa đầu

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ, thiên trạch hương, tế thạch, độc diệp thải, mộc dược. Tất cả dùng dạng bột với hàm lượng bằng nhau.
  • Cách dùng: Nếu bị đau nửa đầu bên phải, lấy một ít bột thuốc thổi vào lỗ mũi bên trái và ngược lại.

Chữa đổ nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm

  • Chuẩn bị: 40g bột bạch chỉ, 20g bột chu sa
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 8g uống chung với rượu nóng

Chữa đại tiện ra máu

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ
  • Cách dùng: Tán thuốc thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 4g uống với nước cơm.
Bạch Chỉ
Bạch Chỉ

Chữa đi tiểu có máu

  • Chuẩn bị: Bột đương quy, bột bạch chỉ
  • Cách dùng: Trộn hai loại bột thuốc với nhau để được hỗn hợp đồng nhất. Khi bị đi tiểu ra máu lấy 8g bột quậy vào 1 ly nước ấm uống. Sử dụng mỗi ngày 1 lần.

Trị hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu

  • Chuẩn bị: Bột bạch chỉ và bột xuyên khung tất cả đều 30g, mật ong.
  • Cách dùng: Trộn thuốc với mật ong để làm hoàn. Mỗi lần ngậm 1 viên x 2 -3 lần/ngày. Khi ngậm để thuốc từ từ tan ra và nuốt, tránh nhai hoặc uống trực tiếp với nước.

và còn rất nhiều tác dụng khác..

Lưu ý khi sử dụng Bạch chỉ

Những đối tượng không nên dùng bạch chỉ:

  • Dị ứng với thành phần của bạch chỉ
  • Buồn nôn, nôn ói do hỏa
  • Người có thể âm hư, hỏa vượng, huyết nhiệt
  • Khí hư đới hạ ra nhiều
  • Lậu hạ
  • Đau đầu do huyết hư, hỏa vượng
  • Mụn nhọt, mụn đầu đinh chưa vỡ miệng
  • Đang bị tổn thương khí huyết
  • Sốt xuất huyết

Thận trọng khi dùng

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Có thai hoặc cho con bú
  • Đang dùng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ hoặc bất kì loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng và thảo dược nào khác
  • Có bệnh trong người

Xem thêm bài viết : 

Tìm hiểu về cây rau má

Tìm hiểu về cây giảo cổ lam

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube