Yến sào là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Từ xa xưa yến chỉ dành cho những nhà quyền quý có địa vị trong xã hội, hiện nay yến đã được người dân nuôi nhiều nên việc sử dụng yến cũng phổ biến hơn. Vậy yến có tác dụng gì mà được ưa chuộng đến thế. Hãy cùng dược phẩm 365 cùng tìm hiểu tác dụng của yến qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC :
Có những loại yến sào nào
Theo các chuyên gia, tùy theo màu sắc và thời điểm thu hoạch tổ yến mà người ta chia thành các loại như:
Mao yến: được lấy lúc yến bắt đầu đẻ trứng, có màu tro trắng và còn lẫn nhiều lông yến.
Bạch yến: sau khi tổ đầu tiên bị lấy mất, chim yến làm lại tổ thứ hai có màu trắng tinh và lẫn ít lông hơn, đó là bạch yến (hay còn gọi là quan yến).
Huyết yến: là tổ yến có màu đỏ như máu.
So với bạch yến thì huyết yến đắt hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, huyết yến không có giá trị tuyệt hảo như những lời đồn thổi. Mặt khác, huyết yến ngày nay thường bị làm giả, bị nhuộm phẩm màu hoặc bị thêm nitrite để tạo màu. Những tình trạng này không chỉ làm mất giá trị dinh dưỡng của yến sào mà còn gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh vấn đề chất lượng tổ yến cũng cần được người tiêu dùng quan tâm xem xét khi lựa chọn. Trong thực tế đã phát hiện nhiều trường hợp tổ yến bị làm giả tinh vi thông qua việc trộn thêm nấm tuyết, thêm đường… để tăng kích thước, tăng khối lượng nhằm thu lợi bất chính.
5 tác dụng của tổ yến bạn nên biết
Tác dụng chung của yến sào với cơ thể
Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy Sản và Viện Công nghệ Sinh học, trong thành phần của yến sào chứa 18 mẫu acid amin trong đấy có một số loại có hàm lượng cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Valine, Leucine,…
Hàm lượng acid Syalic chiếm 8,6% và Tyrosine có tác dụng làm phục hồi các tổn thương lúc bị nhiễm độc, kích thích phát triển hồng cầu. Rất nhiều kết quả gần đây cho rằng, việc dùng tổ yến với cơ thể nhiễm độc còn khiến hạn chế mức độ sút cân, ổn định một số chỉ tiêu về huyết học cũng như giúp cơ thể phục hồi một cách mau chóng.
An thần, tăng cường trí nhớ
Trong yến sào có chứa các chất dinh dưỡng như Mn, Cu, Zn, Br. Chúng đều có tác dụng an thần, bổ não, tăng cường trí nhớ và sự tập trung, xoa dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon giấc hơn, tờ đó tăng cường hệ thần kinh khỏe mạnh.
Phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, bệnh nhân sau phẫu thuật
Yến sào có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, do đó cung cấp nhiều năng lượng và tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào để người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Những người vừa ốm dậy hoặc bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật ăn yến sào sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, vết thương chóng lành hơn.
Chống lão hóa da
Trong yến sào có chứa một loại axit amin là threonine. Chất này tham gia vào quá trình sản xuất collagen và elastin thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào mới, làm tăng độ đàn hồi, cải thiện kết cấu da, làm sáng da, ngăn sự hình thành của các vết nám, tàn nhang và nếp nhăn trên da, làm chậm tiến trình lão hóa của cơ thể.
Tốt cho bà bầu và thai nhi
Phụ nữ mang thai ăn yến sào sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời như:
– Giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngăn ngừa thiếu hụt chất dinh dưỡng khi bị ốm nghén
– Bổ sung nhiều dưỡng chất quý giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
– Tăng cường hệ miễn dịch mẹ, ngăn ngừa dị tật thai nhi
– Giúp chị em phụ nữ kiểm soát tốt cân nặng trong thời gian mang thai.
Xem thêm:
Mật ong là gì và nó có lợi cho sức khỏe của bạn như thế nào?
Bí kíp làm đẹp: 5 Cách trị nám da tại gia
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365