Vì Sao Trẻ Biếng Ăn?

Biếng Ăn Là Gì?

Biếng Ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 – 6. Tuy nhiên thực tế sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng giảm theo. Đây được gọi là biếng ăn sinh lý và lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.

Thế nhưng biếng ăn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ như:

– Trẻ bị bệnh: ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa…

– Tâm lý:

  • Trẻ ham chơi, dẫn đến quá “bận rộn” để ăn.
  • Trẻ xa mẹ hoặc bị thay đổi môi trường sống.
  • Trẻ sợ ăn do bị ép ăn lâu dài hoặc từng bị tổn thương đường tiêu hóa (hóc, sặc). Đây là nguyên nhân gây biếng ăn rất khó để điều trị.

– Chế độ ăn không phù hợp: ăn lặt vặt quá nhiều, uống nhiều sữa…

– Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và chậm lớn.

– Thiếu vận động.

Trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn

Các nguyên nhân có thể xảy ra cùng lúc với các mức độ khác nhau ở mỗi trẻ cụ thể. Vì thế, khi thấy bé biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên Nhân Nào Khiến Trẻ Biếng Ăn

Khẩu Phần Thiếu Cân Đối Hoặc Ăn Dặm Sớm

Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,…

Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh

  • Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,… đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
  • Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, sâu răng,… sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên thường bỏ ăn.
  • Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa nên đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không có cảm giác muốn ăn, dẫn tới biếng ăn, chậm lớn.
  • Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi),… thường ăn ít hoặc bỏ ăn vì không có cảm giác đói, muốn ăn.
  • Biếng ăn ở trẻ có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều.

Cách Cho Ăn Của Cha Mẹ

  • Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày.
  • Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.
  • Cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,… trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.
  • Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn chưa hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều.

Yếu Tố Tâm Lý

  • Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức. Đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ và hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
  • Trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,… sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn.
  • Bố mẹ cư xử quá lạnh nhạt với trẻ nên bé không ăn để chống đối.

Hậu Quả Của Tình Trạng Biếng Ăn Kéo Dài

Biếng ăn sẽ khiến trẻ chậm tăng cân. Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ tăng khoảng 100 – 200g/tháng. Nếu không can thiệp kịp thời thì trẻ biếng ăn có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Sức đề kháng ở trẻ suy dinh dưỡng giảm, làm bé dễ mắc bệnh và khi đó trẻ càng biếng ăn hơn.

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao sau này. Trẻ biếng ăn có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể còi cọc với tầm vóc thấp bé và quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn, kéo dài hơn so với trẻ bị chán ăn thể nhẹ.

Phương Pháp Cải Thiện Tình Trạng Biếng Ăn

Không Khiến Trẻ Bị Căng Thẳng

Khi cho trẻ ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến trẻ bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.

Thời Gian Mỗi Bữa Ăn

Đối với những trẻ năng động, rất khó để trẻ ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, trẻ không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ
Tháp dinh dưỡng cho trẻ

Không Dùng Đồ Ăn Vặt Làm Phần Thưởng

Dùng các món ăn vặt làm phần thưởng là sai lầm của nhiều gia đình khi giải quyết vấn đề “bé biếng ăn phải làm sao?” vì điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…

 

Tham Khảo Thêm

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ

anh facebook x 300x200 1