Triệu Chứng, Nguyên Nhân Bệnh Tiểu Đường.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường

Các triệu chứng

Bệnh tiểu đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay căn bệnh này còn có nguy cơ trẻ hóa. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:

– Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều.

Thấy khát nước
Thấy khát nước

– Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều.

– Sụt cân không rõ nguyên nhân.

– Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Mệt mỏi, kiệt sức
Mệt mỏi, kiệt sức

Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như: Buồn nôn hoặc nôn mửa; Mờ mắt; Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ; Nhiễm nấm men hoặc nấm candida; Khô miệng; Chậm lành vết loét hoặc vết cắt; Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được phân làm 3 loại chính, đó là: Tiểu đường type 1, Tiểu đường type 2, và tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1

Người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh. Bệnh tiểu đường type 1 là bệnh rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy chứ không phải các yếu tố bên ngoài. Điều này gây ra việc thiếu hụt Insulin và tăng lượng đường huyết trong máu

Bệnh tiểu đường type 2:

Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2

Những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường type 2. Bệnh thường xuất hiện ở người trưởng thành, tuy nhiên, do tỷ lệ béo phì ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ béo phì ở trẻ vị thành niên ngày một tăng cao.

Tiểu đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai của phụ nữ. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi mẹ bầu chuyển dạ.

Mang thai
Mang thai

Nguyên nhân

– Những người mắc bệnh béo phì làm tăng nguy cơ đái tháo đường; Người có lượng mỡ bụng cao.

– Người thường xuyên bị stress, áp lực, lo âu làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Stress, lo âu
Stress, lo âu

– Những người làm việc văn phòng, ít vận động cũng có nguy cơ mắc bệnh.

– Sỏi thận cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường

– Thịt đỏ làm tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2

Thịt đỏ
Thịt đỏ

          Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, sau đây là một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường ít người biết tới:

– Ngủ không đủ giấc: Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.

Thiếu ngủ
Thiếu ngủ

– Buồng trứng đa nang:. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh đái tháo đường.

– Ngáy ngủ: Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng thêm 50%. Tật ngáy càng nặng, nguy cơ cao huyết áp càng lớn và đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

– Bỏ bữa ăn sáng: người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.

Gio giấc công việc bất thường
Gio giấc công việc bất thường

– Giờ giấc công việc bất thường: Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

Phòng ngừa đái tháo đường

– Cần duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân, béo phì. Với những người béo phì cần giảm cân.

Đi bộ
Đi bộ

– Đi bộ càng nhiều càng tốt, nếu không có tác dụng giảm cân thì cũng làm cho bạn khỏe hơn.

– Cần kết hợp hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian phục hồi. Tránh căng thẳng quá mức.

– Luôn cần có giấc ngủ ngon cũng là cách ngăn ngừa đái tháo đường. Khi mất ngủ, hệ thống thần kinh bị rối loạn sẽ tác động tới hormone kiểm soát lượng đường huyết.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi

– Tăng cường ăn rau, giảm chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Xem Thêm:

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn nhịp tim

anh facebook x 300x200 1