Trầm cảm: Những điều nên biết

Những thách thức về sức khỏe tâm thần như trầm cảm có thể là nguồn gốc của sự đau khổ lớn. Nhưng có thể vượt qua chúng và sống một cuộc sống viên mãn. Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu xem trầm cảm là như thế nào? nó có nguy hiểm không?

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá nhân. Nó có thể gây ra cảm giác buồn bã, vô vọng và vô giá trị có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.

Trầm cảm thường đi kèm với những thay đổi về khẩu vị và giấc ngủ, giảm năng lượng và lòng tự trọng, và kém tập trung. Trầm cảm có thể dẫn đến tự tử hoặc các hành động có hại khác. Trầm cảm ảnh hưởng đến khoảng 6,7% dân số ở Canada và gây thiệt hại kinh tế khoảng 10 tỷ đô la hàng năm (Thống kê Canada).

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm không phải vấn đề liên quan đến sức khỏe

Một số người cho rằng trầm cảm chỉ là một trạng thái tâm lý, nó không phải là một tình trạng bệnh thực sự. Nhiều người còn phán xét những người mắc chứng trầm cảm là cố tình tỏ ra buồn bã và làm quá vấn đề lên.

Sự thật là: Trầm cảm được kí hiệu F32 theo Phân loại quốc tế về bệnh tật ICD-10 (International Classification of Diseases). Người bị trầm cảm có thể gặp khó khăn trong cuộc sống do suy sụp tinh thần, thậm chí là có suy nghĩ tự làm hại mình và tự tử. Bên cạnh đó, trầm cảm còn gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý.

Trầm cảm là chỉ cảm thấy buồn và tự khỏi được

Người ta lầm tưởng rằng những người bị trầm cảm chỉ đơn giản là cảm thấy “buồn”, họ có thể tự mình vượt qua bằng cách suy nghĩ tích cực hơn.

Sự thật là:

Trầm cảm không chỉ là một cảm giác buồn bã có thể tự biến mất. Đây là một tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều trị y tế. Những người bị trầm cảm thường cảm thấy choáng ngợp trước cường độ cảm xúc của họ. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của họ trong cuộc sống hàng ngày và thậm chí có thể dẫn đến ý định tự tử.

Tự chữa lành là không đủ khi bị trầm cảm; nó cần được điều trị thích hợp từ một chuyên gia y tế có trình độ. Điều trị có thể bao gồm trị liệu, dùng thuốc, thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả ba. Với sự giúp đỡ và hỗ trợ phù hợp, những người bị trầm cảm có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và sống một cuộc sống trọn vẹn bất chấp những thách thức mà họ phải đối mặt.

tram cam khong the tu chua lanh

Bận rộn có thể chữa được trầm cảm

Một số người tin rằng trầm cảm là do suy nghĩ tiêu cực nên nếu làm cho bản thân bận rộn, ít suy nghĩ hơn, họ có thể chữa khỏi được trầm cảm.

Sự thật là: Nếu bạn làm quá nhiều việc sẽ làm tăng sự căng thẳng, mệt mỏi, giảm chất lượng các bữa ăn và giấc ngủ, từ đó làm cho chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Khuyến nghị được đưa ra cho người trầm cảm là hãy tập thể dục, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời dành thời gian gặp gỡ gia đình, bạn bè.

ban ron khong the chua cang thang

Tất cả mọi người đều có biểu hiện trầm cảm như nhau

Người ta thường định nghĩa trầm cảm là tâm trạng buồn bã, chán nản, mất ngủ, giảm hứng thú với các hoạt động hằng ngày và ai cũng sẽ có những biểu hiện này khi bị trầm cảm.

Sự thật là: Không phải ai bị trầm cảm cũng có tất cả các triệu chứng này. Biểu hiện trầm cảm ở mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào đối tượng, độ tuổi, giới tính. Chính vì vậy, phương pháp điều trị cho các đối tượng khác nhau cũng sẽ khác nhau.

Uống thuốc trầm cảm có thể chữa được trầm cảm

Có một số quan điểm sai lầm về thuốc chống trầm cảm như: Thuốc trầm cảm có thể chữa khỏi hoàn toàn trầm cảm, thuốc trầm cảm sẽ làm thay đổi tính cách hay bạn phải uống thuốc trầm cảm cả đời.

Sự thật là: Thuốc chống trầm cảm làm thay đổi một số chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng nó chỉ góp phần giải quyết các vấn đề sinh học giúp cải thiện tình trạng trầm cảm, hoàn toàn không ảnh hưởng đến tính cách của bạn. Nhưng chỉ sử dụng thuốc chống trầm cảm thôi là không đủ, bạn cần kết hợp với liệu pháp tâm lý trò chuyện cũng như có sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ và lối sống.

Ngoài ra, bạn không nhất định phải uống thuốc trầm cảm cả đời. Nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị có hiệu quả hay không. Một số người chỉ cần uống thuốc trong thời gian ngắn, một số người khác thì cần thời gian dài hơn.

Bạn chỉ gặp trầm cảm khi gặp cú sốc tinh thần

Đa số mọi người đều nghĩ rằng một người bị trầm cảm là do họ phải trải qua một cú sốc tinh thần nặng nề.

Sự thật là: Những biến cố bạn gặp phải trong công việc, hôn nhân, tai nạn hoặc cái chết của người thân yêu có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Nhưng trầm cảm không phải lúc nào cũng do biến cố mà ra. Bạn có thể bị trầm cảm do một số yếu tố nguy cơ khác như căng thẳng kéo dài, do môi trường, tác dụng phụ của một số loại thuốc…

tram cam do mot so yeu to khac

Đàn ông không bị trầm cảm

Quan điểm này được đưa ra là do nhiều người nghĩ rằng: Chỉ những ai yếu đuối mới có khả năng bị trầm cảm.

Sự thật là: Đàn ông và phụ nữ đều có khả năng bị trầm cảm như nhau, nhưng phụ nữ thường cởi mở hơn về cảm xúc của mình, do vậy các trường hợp trầm cảm được phát hiện đa phần là phụ nữ. Một số đàn ông khi bị trầm cảm họ không hề tỏ ra buồn bã hay chán nản, thay vào đó, họ trở nên nóng tính, cáu gắt hoặc đả kích người khác. Một số khác thì sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích để đối phó với những cảm xúc tiêu cực do trầm cảm gây ra.

tram cam xay ra o ca nam va nu

Những người trầm cảm đều có ý định tử tự

Nhiều người cho rằng người trầm cảm luôn có ý định hoặc cố gắng tự tử do những suy nghĩ tiêu cực kéo dài.

Sự thật là: Hành vi tự tử chỉ xuất hiện trong giai đoạn trầm cảm nặng. Và nó chỉ xảy ra với một số ít người trầm cảm vì trầm cảm khiến người ta không muốn hoạt động, thậm chí không muốn rời khỏi giường. Nếu bạn đang chán nản kéo dài và có ý định tự tử, hãy nhanh chóng liên hệ với Bác sĩ Tâm thần kinh để được hỗ trợ.

Những suy nghĩ chủ quan về tính chất và mức độ nghiêm trọng của trầm cảm hay sự e ngại với thuốc trầm cảm đang là trở ngại lớn trong việc phát hiện và điều trị trầm cảm. Vì vậy trang bị cho mình những cách để tránh trầm cảm như có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục và cân bằng cuộc sống là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cần chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ Bác sĩ Tâm thần kinh khi có các triệu chứng trầm cảm hoặc nghi ngờ người thân của mình bị trầm cảm.

Xem thêm:

5 thực phẩm giúp lọc sạch phổi, đẩy ung thư tránh xa

Top 9 thực phẩm đầu bảng về canxi

Facebook: Dược phẩm 365

Youtube: Dược phẩm 365