Sốt ở trẻ em và những điều cần biết

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Sốt ở trẻ em và những điều cần biết
Sốt ở trẻ em và những điều cần biết

Triệu chứng khi trẻ bị sốt

– Cảm thấy mệt mỏi

– Trông nhợt nhạt

– Bé trở nên biếng ăn

– Cáu kỉnh

– Bị nhức đầu hoặc nhức toàn thân

– Cảm thấy không khỏe

– Bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt

Sốt đôi khi có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng nghiêm trọng. Hãy đưa bé gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

– Buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy

– Da bé hơi xanh tái

– Bàn tay và bàn chân lạnh

– Bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục

– Khó thở hoặc thở dồn dập

– Xuất hiện buồn nôn, ói mửa

– Có thế xuất hiện phát ban

Sốt ở trẻ em và những điều cần biết
Biểu hiệu là khi bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục.

Nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ em

Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ. Sốt là một phần của các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm,..Đôi khi sốt được gây ra bởi các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: nhiễm trùng tai, bàng quang hoặc thận.

Đôi khi nhiễm trùng máu, viêm phổi, hoặc viêm màng não có thể gây ra sốt cho bé. Sốt cũng có thể do chịu tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.

Cách chẩn đoán và điều trị sốt ở trẻ

Thông thường, người ta chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Bạn có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nếu có điều kiện thì không nên dùng nhiệt kế thủy ngân vì chúng dễ vỡ và có thể gây độc hại cho cơ thể bé.

Phụ huynh có thể đặt nhiệt kế dưới lưỡi bé từ 2 đến 3 phút hoặc kẹp nhiệt kế vào nách để xác định nhiệt độ.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Bố mẹ nên xác định ba mục tiêu chăm sóc bé sốt tại nhà: kiểm soát nhiệt độ, ngăn ngừa mất nước và theo dõi các bệnh nghiêm trọng gây ra sốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bé.

Bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục
Lau người thường xuyên cho trẻ khi bị sốt cao

Kiểm soát nhiệt độ

Mục tiêu đầu tiên là kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé. Hãy làm cho bé cảm thấy thoải mái bằng cách tắm nước ấm hoặc mặc quần áo thích hợp cho bé. Nhiệt độ có thể giảm dưới 38.9 độ C. Bố mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế.

Ngoài ra bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như:

Acetaminophen (Tylenol và Tempra cho trẻ em) và ibuprofen (Advil trẻ em, Motrin trẻ em) được sử dụng để giảm sốt. Nên sử dụng thuốc ít nhất 24h để các cơn sốt không quay trở lại.

Ngăn ngừa mất nước

Khi bị sốt, cơ thể bé dễ mất nước ở da và phổi. Hãy khuyến khích trẻ uống nước lọc (nói không với caffein). Các mẹ cũng có thể chế biến món súp gà để giữ nước cho bé.

Giám sát các dấu hiệu của trẻ

Hãy cho bé uống đủ nước và giảm nhiệt độ cơ thể xuống dưới 39 độ C. Nếu cả 2 biện pháp này được áp dụng mà bé vẫn còn bệnh thì một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể đang tồn tại.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?

Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.

Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.

Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,…

Sốt ở trẻ em và những điều cần biết
Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm: cam, sữa, táo…

Các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay và chất xơ cần phải tránh.

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đầy lùi cơn sốt. Hãy bổ sung Vitamin A, B, C, Canix, Sắt và Natri cho bé nhé.

Quần áo

Mặc nhiều quần áo hay đắp chăn quá ấm có thể khiến thân nhiệt tăng nhanh. Tuy nhiên, mặc quần áo mỏng lại có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.

Cho trẻ tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm

Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Chườm ấm hoặc tắm nước ấm

Nhiều người vẫn cho rằng, chườm lạnh giúp hạ sốt dễ dàng hơn, Thực tế, điều này có thể gây “bỏng lạnh” cho người bệnh, rất nguy hiểm nếu là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên chườm ấm tại nách, trán, cổ hoặc lấy một chiếc khăn ấm lau qua người cho bệnh nhân.

Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp bạn thư giãn và hạ sốt rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách này cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh nhé!

Nếu đo thân nhiệt trên 38,5oC, bạn nên uống một viên thuốc hạ sốt, đồng thời áp dụng cách hạ sốt như trên.
Trường hợp sốt quá cao (trên 39 oC) kéo dài, đặc biệt là trẻ nhỏ, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ khám và điều trị.

Một số lưu ý:

– Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không thích

– Cho bé nghỉ ngơi nhiều

– Cho con tắm bọt biển với nhiệt độ phòng

– Mặc quần áo có trọng lượng nhẹ

– Giữ căn phòng của bé thoáng mát, thông gió tốt và không quá lạnh hoặc quá nóng.

Cách phòng ngừa sốt ở trẻ

Phòng chống sốt và các căn bệnh gây ra sốt phụ thuộc rất lớn vào việc vệ sinh cá nhân của từng người trong gia đình. Hãy ngăn ngừa sự lây lan của virus và vi khuẩn bằng cách:
– Rửa sạch tay bằng nước với xà phòng

– Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho

– Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến

– Tiêm phòng đúng lịch

– Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả

– Ngủ đủ giấc.

Sốt ở trẻ em và những điều cần biết
Rửa sạch tay bằng nưới với xà phòng

 

Tham khảo thêm:

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ

anh facebook x 300x200 1