Phương Pháp Phòng Ngừa Xơ Vữa Động Mạch

Xơ Vữa Động Mạch Là Gì

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thời gian đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và sẽ tiến triển âm thầm cho tới khi các mảng xơ vữa lớn dần đến mức làm cản trở hoặc tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy của máu trong động mạch. Triệu chứng trên lâm sàng lúc này sẽ là những cơn đau tức ngực dữ dội, kèm theo khó thở, mệt mỏi khi gắng sức.

Bệnh xơ vữa động mạch là do từng mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch. Động mạch mang máu chứa oxy đến tim và các bộ phận khác trong cơ thể. Mảng xơ vữa được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác được tìm thấy trong máu. Theo thời gian, mảng xơ vữa cứng lại và làm hẹp động mạch, hạn chế dòng chảy của máu chứa oxy đến các cơ quan và các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong.

mảng xơ vữa động mạch
mảng xơ vữa động mạch

Nguyên Nhân Bệnh Xơ Vữa Động Mạch

Xơ vữa động mạch là quá trình diễn biến từ từ, bắt đầu ngay từ tuổi trẻ. Độ tuổi xảy ra các biến cố liên quan đến xơ vữa động mạch đang dần bị trẻ hóa. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn còn chưa được biết rõ nhưng người ta đã biết được nhiều yếu tố góp phần vào sự hình thành mảng xơ vữa. Sự khởi đầu của việc tạo thành mảng xơ vữa có thể do tổn thương nội mạc mạch máu. Một số tác nhân có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu như:

  • Huyết áp tăng
  • Mức độ lipid cao trong máu
  • Hút thuốc lá
  • Đường huyết cao

Triệu Chứng Xơ Vữa Động Mạch

Xơ vữa động mạch thường không gây triệu chứng gì cho đến khi biến cố xảy ra. Triệu chứng có liên quan đến mạch máu bị xơ vữa:

  • Xơ vữa động mạch vành: Bệnh xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trong hệ thống động mạch vành lớn và động mạch vành nhỏ (bệnh vi mạch vành), làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho cơ tim. Các triệu chứng bao gồm đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh… Nếu mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Xơ vữa mạch máu não: Một cục máu đông có thể hình thành bên trong động mạch não đã bị thu hẹp do mảng xơ vữa. Nó có thể gây chóng mặt, yếu hoặc tê liệt một bên cơ thể, rối loạn thị giác (nhìn mờ, mất thị lực đột ngột…), rối loạn vận động (khó khăn trong phối hợp động tác của tay, chân, đi lại khó khăn…), nói ngọng. Các triệu chứng này thường biến mất trong vòng một giờ và được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Tuy nhiên, khi cục huyết khối làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch não sẽ gây ra đột quỵ, tỷ lệ chiếm tới 75% số ca đột quỵ ở các nước phát triển.
  • Xơ vữa động mạch chủ: có thể xảy ra ở động mạch chủ bụng và động mạch chủ ngực, gây ra biến chứng phình tách động mạch rất nguy hiểm nếu vỡ phình mạch. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau ngực, đau bụng, đau lưng dữ dội; cảm giác chèn ép lồng ngực với các biểu hiện khàn tiếng, khó nuốt, phù mặt cổ…
  • Xơ vữa động mạch ở bụng và ruột: Khi xơ vữa làm hẹp động mạch ruột, người bệnh cảm thấy đau quặn ở giữa bụng đến mức ngất xỉu, kèm theo nôn mửa, phân có máu và bụng chướng. Các triệu chứng thường kéo dài 15- 30 phút sau bữa ăn. Nếu các động mạch ruột đột ngột bị tắc nghẽn (nhồi máu ruột) sẽ gây ra các cơn đau bụng dữ dội, đôi khi còn kèm.
  • Xơ vữa động mạch chi dưới: Xơ vữa làm thu hẹp các động mạch chính cung cấp máu tới chân, đặc biệt là động mạch đùi và khoeo, gây chuột rút, đau ở cơ bắp chân, đau khi đang vận động với tính chất “cách quãng”, bàn và ngón chân lạnh, da nhợt nhạt, xanh xao, tím tái, thậm chí là hoại tử nếu tắc mạch chi hoàn toàn.
bdmnv1
xơ vữa động mạch chi dưới

Phòng Ngừa Xơ Vữa Động Mạch

Thay đổi lối sống là cách đơn giản nhất để phòng ngừa xơ vữa động mạch. Hãy:

– Bỏ thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.

– Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, giảm cân nếu béo phì, đặc biệt là giảm mỡ thừa vùng bụng sẽ làm hạn chế nguy cơ mặc bệnh xơ vữa mạch.

– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường các loại rau quả và trái cây, sử dụng các chất béo không bão hòa thay vì các chất béo bão hòa như: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt cải… Nên ăn cá và các loại thịt trắng.

– Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với thể trạng của mỗi người. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên thực hiện các hoạt động thể chất ít nhất từ 30-60 phút mỗi ngày.

1497p16 the vital pillars for a healthy lifestyle

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: 1-2 lần mỗi năm để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện nguy cơ bệnh (nếu có).

Xơ vữa động mạch thực sự rất nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện và điều trị đúng cách thì mọi người bệnh đều có thể bình phục và sớm trở lại cuộc sống bình thường.

 

 

Tham Khảo Thêm:

Xơ vữa động mạch não

Tăng huyết áp

Rối loạn nhịp tim

anh facebook x 300x200 1