Những Điều Cần Biết Về Hôn Mê

Hôn Mê Là Gì?

Hôn mê là một trạng thái bất tỉnh kéo dài, là một phản ứng tương đối đồng nhất của não bộ đối với các kích thích nội sinh hoặc ngoại sinh khác nhau như: thiếu oxy, thay đổi độ pH, hạ đường huyết, rối loạn nước – điện giải cũng như đối với các chất độc nội sinh và ngoại sinh.

Bệnh nhân trong tình trạng hôn mê
Bệnh nhân trong tình trạng hôn mê

Để một người tỉnh táo, hai bộ phận thần kinh quan trọng phải hoạt động hoàn hảo. Bộ phận thứ nhất là vỏ não là phần chất xám bao phủ lớp ngoài của não bộ. Bộ phận thứ hai là cấu trúc ở cuống não được gọi là hệ lưới hoạt hóa. Tổn thương một trong hai bộ phận này sẽ dẫn tới hôn mê.

Trong tình trạng hôn mê, bệnh nhân mất khả năng thức tỉnh (hai mắt luôn ở trạng thái nhắm, không mở tự nhiên cũng như không mở khi có kích thích các loại với những cường độ khác nhau). Bệnh nhân không còn những đáp ứng phù hợp với các tác nhân kích thích bên ngoài, rối loạn ngôn ngữ (không nói được và không hiểu được lời nói), không có các vận động chủ động có định hướng và có ý nghĩa của các cơ mặt, các cơ ở chi thể hoặc cơ thân.

Hôn mê có thể kéo dài từ nhiều ngày đến nhiều tuần, trong trường hợp nặng có thể kéo dài hơn 5 tuần, cũng có vài trường hợp kéo dài nhiều năm. Người bệnh có thể dần dần tỉnh dậy sau hôn mê hoặc tiến triển sang có biểu hiện người sống thực vật, thậm chí có thể tử vong. Tiến triển của hôn mê hoặc đời sống thực vật phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí, độ nặng và độ lớn của tổn thương thần kinh. Các biến chứng có thể phát triển trong thời gian hôn mê bao gồm đau áp lực, nhiễm trùng tiết niệu và viêm phổi.

Hôn mê là một tình trạng cấp cứu, vì vậy cần phải được chăm sóc y tế kịp thời để bảo vệ sự sống và chức năng não.

Các Nguyên Nhân Gây Hôn Mê

Xoa bóp phục hồi chức năng sau hôn mê
Xoa bóp phục hồi chức năng sau hôn mê

 

Tham Khảo Thêm

Các phương pháp phòng tránh đột quỵ

Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Những kiến thức cơ bản về Tiểu đường

fb cl