Nhiễm trùng máu ở trẻ em có chữa được không?

Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, nhất là bệnh nhi có biểu hiện suy đa tạng có thể đe doạ tính mạng. Đa số trường hợp trẻ mắc nhiễm trùng huyết đều cần được nhập viện để điều trị tích cực. Nhiễm trùng máu ở trẻ em có chữa được không?

Nhiễm trùng máu ở trẻ em có chữa được không
Nhiễm trùng máu ở trẻ em có chữa được không?

Nhiễm trùng máu ở trẻ em 

Nhiễm trùng máu có thể gặp ở mọi trẻ em, đặc biệt là trên thể trạng của trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ… Nguyên nhân của tình trạng này thường do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas…

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng huyết ở trẻ thường là sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, nhịp tim nhanh, thở nhanh, bạch cầu tăng, trẻ đi tiểu buốt, són tiểu, tiểu nhiều lần (nhiễm khuẩn đường tiết niệu); cũng có thể tiêu chảy ra máu.

Nguy cơ bệnh thường gặp nhiều ở trẻ chưa được tiêm chủng ngừa, suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, đang điều trị corticoid, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh…

Nhiễm trùng máu ở trẻ em có chữa được không
Nhiễm trùng máu là tình trạng nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng trẻ.

Nhiễm trùng máu có chữa được không?

Mặc dù, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng máu, nhất là bệnh nhi có biểu hiện suy đa tạng còn khá cao, tuy nhiên bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em như thế nào?

Thông thường để chẩn đoán chính xác liệu trẻ có mắc nhiễm trùng máu hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cơ bản (công thức máu ± CRP) và nếu bị nhiễm trùng máu thì kết quả có tình trạng phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng viêm nhiễm (bạch hầu tăng cao, CRP tăng…).

Bệnh nhân sẽ được nhập viện và làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định nơi bị nhiễm trùng ( họng, tai, đường tiêu hoá, đường tiểu…) và tùy nguyên nhân nhiễm trùng là gì và khả năng đáp ứng với điều trị với kháng sinh mà thời gian điều trị khác nhau.

Nhiễm trùng máu ở trẻ em có chữa được không
Xét nghiệm công thức máu

Khuyến cáo xử trí nhiễm trùng huyết hiện nay dựa trên những nguyên tắc sau:

  • Kiểm soát nhiễm trùng: Loại bỏ sớm tác nhân gây bệnh khỏi cơ thể là ưu tiên đầu tiên trong xử trí nhiễm trùng huyết. Chẳng hạn, cần bắt đầu điều trị kháng sinh tĩnh mạch ngay trong những giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ chẩn đoán bệnh và sau khi lấy máu cấy.

Can thiệp thủ thuật nhằm loại bỏ các nguồn gốc nhiễm trùng. Ngay sau khi có được thông tin chính xác về vi khuẩn gây bệnh, cần điều chỉnh kháng sinh theo hướng sử dụng kháng sinh đặc hiệu để diệt chủng vi khuẩn gây bệnh và giảm độc tính do thuốc.

  • Điều trị hồi sức tích cực: Tăng cường chức năng tim mạch, tuần hoàn ngay trong giai đoạn sớm của của nhiễm trùng huyết sẽ giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.
  • Các phương pháp điều trị bổ sung: Sử dụng phù hợp các loại thuốc chống viêm, chống chảy máu, chống đông máu, nâng huyết áp…

Thời gian điều trị nhiễm trùng máu khoảng 7-14 ngày nếu đáp ứng tốt, trẻ có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số ít bé không đáp ứng phải được tầm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.

Tham khảo thêm:

Sốt ở trẻ em và những điều cần biết

Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp

Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em

anh facebook x 300x200 1