Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp

Những căn bệnh ngoài da ở trẻ như chàm sữa, rôm sảy, mụn nhọt,…không chỉ khiến trẻ em ngứa ngáy, quấy khóc mà còn khiến các ba mẹ lo lắng, vất vả trong quá trình chăm sóc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ về các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp cũng như cách phòng tránh hiệu quả.

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em

Chàm sữa

Chàm sữa là bệnh ngoài da ở trẻ, đặc biệt thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Các vết chàm thường gặp ở hai bên má, mọc đối xứng nhau, có thể lan ra toàn thân hoặc ở các nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân…

Biểu hiện của chàm sữa là các mẩn đỏ, mảng hồng ban kèm theo mụn nước li ti, có thể có chảy dịch vàng, sờ vào có cảm giác thô ráp. Chàm sữa khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, bú kém, đồng thời còn gây ngứa, làm trẻ thường xuyên cọ, gãi gây trầy xước da, rất dễ bị nhiễm trùng.

Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp
Chàm sữa – bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi

Viêm da có mủ

Viêm da có mủ là bệnh ngoài da ở trẻ do bị nhiễm khuẩn tụ cầu và liên cầu. Do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh, nếu da bị xây xát, thương tổn nhỏ sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn này xâm nhập và sinh trưởng.

Tốc độ phát triển của vi khuẩn là rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành các triệu chứng ngoài da, gọi chung là viêm da có mủ. Vi khuẩn thường tập trung nhiều ở các kẽ, nếp gấp da (nách, cổ, bẹn, mông…).

Rôm sảy

Rôm sảy là căn bệnh ngoài da ở trẻ hết sức phổ biến mà hầu hết các trẻ em đều mắc phải. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức, cơ thể trẻ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, nếu vệ sinh cơ thể không kỹ sẽ rất dễ làm tuyến mồ hôi bị tắc, bít.

Đặc biệt là ở những vùng mà mồ hôi bị ứ đọng như cổ, mặt hay những nơi có nếp gấp da như nách, bẹn…Tuy nhiên, đây là bệnh không quá nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp

Hăm tã

Hăm tã là bệnh ngoài da ở trẻ thường xuất hiện ở các trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng với chất liệu của tã. Hăm tã có các triệu chứng như: nóng đỏ, đau rát vùng da quấn tã (bụng dưới, đùi, mông…), vùng da này sẽ tiết dịch vàng sau đó đóng vảy.

Để tránh bị hăm tã cho bé, ngoài việc chọn loại tã tốt, chất lượng, ba mẹ cần phải sử dụng đúng cách. Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, oi bức, trẻ dễ ra mồ hôi, ba mẹ nên hạn chế dùng tã cho bé, nếu phải dùng thì nên thay mới thường xuyên (4 tiếng/lần).

Mụn nhọt

Mụn nhọt là bệnh ngoài da do nhiều nguyên nhân như: vi khuẩn, thời tiết nóng ẩm, vệ sinh không sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng không khoa học. Từ đó gây ra viêm nang lông và xuất hiện những vết sưng đỏ, gọi là mụn nhọt.

Sau một thời gian sẽ thấy nóng lên, cứng hơn và gây đau nhức cho trẻ. Tuy nhiên, các nốt mụn sẽ nhanh chóng bị vỡ ra và khô lại.

Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp

Chốc lở

Tương tự như viêm da có mủ, chốc lở là bệnh ngoài da ở trẻ do vi khuẩn gây ra khi vệ sinh chưa sạch sẽ hoặc sai cách. Khi bị chốc lở sẽ xuất hiện những mụn nước tròn và dẹt ở má rồi lan ra cằm, trán.

Sau 2 đến 3 giờ, các mụn nước này sẽ đục dần, mưng mủ rồi vỡ ra và đóng vảy màu vàng. Khi vảy chốc ra sẽ để lại vết thâm, sẹo. Đặc biệt nếu bị nhiễm trùng có thể gây sốt cao nguy hiểm và gây ra biến chứng viêm cầu thận, biểu hiện là phù mặt, tiểu ít, tăng huyết áp,..

Mụn sữa

Mụn sữa là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, còn được gọi là nang kê. Biểu hiện là những mụn nhỏ li ti nổi trên má, cằm, trán và lưng ngay khi trẻ ra đời hoặc một vài tuần sau sinh.

Tình trạng này có thể xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết nóng, da trẻ bị dị ứng với sữa hoặc với chất liệu quần áo. Tuy nhiên, chúng sẽ tự biến mất sau vài tuần mà không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt.

Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp

Cách phòng tránh các bệnh ngoài da cho trẻ

+ Cho trẻ ăn nhiều chất xơ, trái cây:

Ba mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho bé gồm những thực phẩm có nhiều axit béo omega-3, chất xơ và trái cây. Chẳng hạn như cá hồi, dầu cá và hạt lanh, rau, chuối, táo để bổ sung chất dinh dưỡng giúp da khỏe hơn..

+ Tăng cường sức đề kháng cho trẻ:

+ Tiêm vaccin và cho trẻ bú mẹ đến 2 năm đầu đời.

+ Khuyến khích cho trẻ chơi đùa và khám phá thế giới bên ngoài nhiều hơn. Điều này có thể giúp hệ miễn dịch được trở nên hoàn thiện hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

Thường xuyên thay tã, vệ sinh làn da và tắm rửa sạch sẽ hằng ngày để tránh các bệnh ngoài da ở trẻ.

Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp
Cho trẻ ăn nhiều chất xơ, trái cây

Tham khảo thêm:

Các bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ nhỏ

Sốt ở trẻ em và những điều cần biết

anh facebook x 300x200 1